Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương trực thuộc Bộ Nội vụ có nhiệm vụ thẩm định hồ sơ trình khen thưởng của các cơ quan nào?
- Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương trực thuộc Bộ Nội vụ có những đơn vị sự nghiệp nào?
- Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương trực thuộc Bộ Nội vụ có nhiệm vụ thẩm định hồ sơ trình khen thưởng của các cơ quan nào?
- Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương có quyền xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật về thi đua khen thưởng không?
Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương trực thuộc Bộ Nội vụ có những đơn vị sự nghiệp nào?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 29/2018/QĐ-TTg quy định về cơ cấu tổ chức của Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Nghiên cứu - Tổng hợp (gọi tắt là Vụ I).
2. Vụ Thi đua - Khen thưởng các bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương (gọi tắt là Vụ II).
3. Vụ Thi đua - Khen thưởng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là Vụ III).
4. Vụ Tổ chức cán bộ.
5. Văn phòng.
6. Vụ Pháp chế - Thanh tra.
7. Tạp chí Thi đua, Khen thưởng.
8. Trung tâm Tin học.
Tại Điều này, các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 6 là các tổ chức hành chính giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước; các tổ chức quy định tại khoản 7, 8 là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
Như vậy, theo quy định thì các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương bao gồm:
(1) Tạp chí Thi đua Khen thưởng.
(2) Trung tâm Tin học.
Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương trực thuộc Bộ Nội vụ có những đơn vị sự nghiệp nào? (Hình từ Internet)
Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương trực thuộc Bộ Nội vụ có nhiệm vụ thẩm định hồ sơ trình khen thưởng của các cơ quan nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 2 Quyết định 29/2018/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng, các quy định của pháp luật có liên quan và những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
...
4. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các bộ, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở trung ương tổ chức triển khai thực hiện các phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước.
5. Thẩm định hồ sơ trình khen thưởng của các bộ, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở trung ương. Thực hiện theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định khen thưởng hoặc trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước quyết định khen thưởng.
6. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, các đề án, dự án về thi đua, khen thưởng sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7. Xây dựng nội dung, chương trình và thực hiện tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng ở các bộ, ngành, địa phương. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng.
...
Như vậy, theo quy định thì Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương có nhiệm vụ thẩm định hồ sơ trình khen thưởng của các cơ quan sau:
- Các bộ, ngành, địa phương,
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
- Tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở trung ương.
Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương có quyền xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật về thi đua khen thưởng không?
Căn cứ khoản 12 Điều 2 Quyết định 29/2018/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng, các quy định của pháp luật có liên quan và những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
...
9. Quản lý, lưu trữ hồ sơ khen thưởng theo quy định của pháp luật. Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thi đua, khen thưởng.
10. Chuẩn bị hiện vật, bảo quản, cấp phát hiện vật khen thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Thu hồi, cấp, cấp lại, cấp đổi hiện vật khen thưởng.
11. Thực hiện chương trình cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
12. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật.
13. Thực hiện hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng.
14. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính, tài sản được giao. Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Ban theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
...
Như vậy, Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương được xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về thi đua khen thưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?