Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được thành lập như thế nào? Phương thức hoạt động ra sao?
Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được thành lập như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước
1. Thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được bầu tại hội nghị người lao động theo quy định tại Điều 69 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc hội nghị người lao động bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp nhà nước công nhận kết quả bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân.
2. Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Trường hợp số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân từ 09 người trở lên thì số lượng Phó Trưởng ban không quá 02 người.
Trường hợp doanh nghiệp nhà nước có tính chất đặc thù hoặc hoạt động phân tán, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, đặc điểm, tính chất tổ chức, hoạt động và điều kiện thực tế, sau khi thống nhất với Ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, Ban Chấp hành công đoàn, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) đề xuất để hội nghị người lao động quyết định số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân nhiều hơn 09 người để bảo đảm hoạt động hiệu quả.
Theo như quy định trên, thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được bầu lên tại hội nghị người lao động.
Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc hội nghị người lao động bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp nhà nước công nhận kết quả bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân.
Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được thành lập như thế nào? Phương thức hoạt động ra sao?
Phương thức hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác
a) Xây dựng Chương trình công tác để thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 78 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở theo từng quý, 06 tháng và hằng năm.
Chương trình công tác gồm các nội dung cơ bản: mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian, kinh phí, tổ chức thực hiện và các điều kiện bảo đảm khác. Chương trình công tác có thể được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với yêu cầu, tình hình thực tế hoặc khi có vấn đề phát sinh đột xuất.
b) Căn cứ nghị quyết hội nghị người lao động và quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, báo cáo Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp nhà nước và thông báo đến ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp (nếu có) chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát.
2. Phương thức hoạt động
a) Tiếp nhận thông tin do người lao động phản ánh trực tiếp, qua hòm thư góp ý; qua nghiên cứu văn bản tài liệu liên quan đến nội dung giám sát do ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp cung cấp.
b) Tổng hợp, phân tích, đối chiếu với nội dung nghị quyết, quyết định của hội nghị người lao động, quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp, quy chế nội bộ, các quy định khác của doanh nghiệp và quy định pháp luật để đánh giá, đề xuất, kiến nghị với ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét giải quyết hoặc tổ chức đối thoại kịp thời theo quy định của pháp luật.
c) Kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát được phản ánh trực tiếp đến người đứng đầu ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp nhà nước, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền hoặc thông qua Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp.
d) Kết quả kiểm tra, giám sát, xác minh của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được lập thành văn bản và gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có phản ánh, kiến nghị. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Chế độ báo cáo
Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm định kỳ báo cáo Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp hàng quý, 06 tháng và năm hoặc khi có yêu cầu; báo cáo hằng năm tại hội nghị người lao động.
Theo như quy định trên, phương thức hoạt động của ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước như sau:
- Tiếp nhận thông tin do người lao động phản ánh trực tiếp, qua hòm thư góp ý; qua nghiên cứu văn bản tài liệu liên quan đến nội dung giám sát do ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp cung cấp.
- Tổng hợp, phân tích, đối chiếu với nội dung nghị quyết, quyết định của hội nghị người lao động, quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp, quy chế nội bộ, các quy định khác của doanh nghiệp và quy định pháp luật để đánh giá, đề xuất, kiến nghị với ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét giải quyết hoặc tổ chức đối thoại kịp thời theo quy định của pháp luật.
- Kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát được phản ánh trực tiếp đến người đứng đầu ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp nhà nước, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền hoặc thông qua Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp.
- Kết quả kiểm tra, giám sát, xác minh của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được lập thành văn bản và gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có phản ánh, kiến nghị. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc phối hợp trong thực hiện hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Phối hợp trong thực hiện hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước
Giữ mối liên hệ và phối hợp chặt chẽ với ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp và người lao động để kịp thời tiếp nhận ý kiến, phản ánh; tổng hợp, đối chiếu, xác minh và kiến nghị giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo đến cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Theo đó, việc phối hợp trong thực hiện hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% năm 2025 theo Nghị định 180/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024?
- Cách viết Bản tường trình học sinh cấp 1 có hành vi trộm cắp đồ dùng học tập của bạn cùng lớp? Tải mẫu?
- Đáp án Vòng 1 Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam Chủ đề yêu nước?
- Thủ tục khám bệnh chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2025 tại Nghị định 02 2025 hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế thế nào?
- Nghị định 165/2024 quy định chi tiết một số điều của Luật Đường bộ và Điều 77 Luật Trật tự, ATGT đường bộ ra sao?