Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương giải quyết công việc theo cách thức nào và có quyền hạn gì?

Nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương được pháp luật quy định như thế nào? Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương giải quyết công việc theo cách thức nào và có quyền hạn gì? Câu hỏi đến từ anh Thanh Khương ở Long Thành.

Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương có quyền hạn gì?

Căn cứ Điều 4 Quy chế làm việc của Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 4848/QĐ-BCT năm 2008 quy định như sau:

Quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân
1. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát, Ban Thanh tra nhân dân có quyền đề nghị đơn vị, cá nhân có liên quan thuộc Cơ quan Bộ Công Thương cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu liên quan đến việc giám sát và được sử dụng kinh phí, phương tiện cần thiết của Cơ quan Bộ Công Thương để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
2. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức Cơ quan Bộ Công Thương thì kiến nghị lãnh đạo cơ quan, đơn vị có liên quan xử lý theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.
3. Trong trường hợp kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân không được cơ quan, đơn vị có liên quan xem xét, giải quyết hoặc thực hiện không đầy đủ, Ban Thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị đó xem xét, giải quyết.
4. Trong trường hợp cần thiết, được Lãnh đạo Bộ Công Thương giao xác minh, làm rõ một số vụ, việc cụ thể có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.

Như vậy, Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương có quyền hạn sau:

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát, Ban Thanh tra nhân dân có quyền đề nghị đơn vị, cá nhân có liên quan thuộc Cơ quan Bộ Công Thương cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu liên quan đến việc giám sát và được sử dụng kinh phí, phương tiện cần thiết của Cơ quan Bộ Công Thương để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức Cơ quan Bộ Công Thương thì kiến nghị lãnh đạo cơ quan, đơn vị có liên quan xử lý theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.

- Trong trường hợp kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân không được cơ quan, đơn vị có liên quan xem xét, giải quyết hoặc thực hiện không đầy đủ, Ban Thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị đó xem xét, giải quyết.

- Trong trường hợp cần thiết, được Lãnh đạo Bộ Công Thương giao xác minh, làm rõ một số vụ, việc cụ thể có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.

Nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương được pháp luật quy định như thế nào?

Tại Điều 3 Quy chế làm việc của Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 4848/QĐ-BCT năm 2008 quy định như sau:

Căn cứ Nghị quyết Hội nghị cán bộ, công chức Cơ quan Bộ Công Thương và sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Công đoàn Cơ quan Bộ Công Thương, Ban Thanh tra nhân dân có nhiệm vụ giám sát việc:

- Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Bộ Công Thương.

- Thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác của Cơ quan Bộ Công Thương.

- Sử dụng kinh phí, bao gồm các nguồn kinh phí từ Ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí khác, trong đó có nguồn kinh phí ODA, của Cơ quan Bộ Công Thương.

- Chấp hành chính sách, chế độ quản lý và sử dụng tài sản công của Cơ quan Bộ Công Thương.

- Tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương, nâng ngạch, đề bạt và việc thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước về quyền và lợi ích của cán bộ, công chức Cơ quan Bộ Công Thương.

- Thực hiện nội quy, quy chế làm việc của Cơ quan Bộ Công Thương.

- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo; thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra; xử lý các vụ, việc tham nhũng, lãng phí thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Bộ Công Thương.

Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương

Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương (Hình từ Internet)

Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương giải quyết công việc theo cách thức nào?

Căn cứ Điều 5 Quy chế làm việc của Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 4848/QĐ-BCT năm 2008 quy định như sau:

- Ban Thanh tra nhân dân giải quyết công việc chủ yếu thông qua thảo luận tại các cuộc họp và quyết nghị tập thể đối với từng vấn đề được đặt ra.

- Đối với một số vấn đề xét thấy không cần thiết phải thảo luận tại cuộc họp hoặc do không có điều kiện tổ chức cuộc họp thì Trưởng Ban Thanh tra nhân dân gửi văn bản để lấy ý kiến các thành viên.

Trong trường hợp có 2/3 (hai phần ba) số ý kiến nhất trí thì Trưởng Ban Thanh tra nhân dân ra quyết nghị giải quyết công việc; nếu có dưới 2/3 (hai phần ba) số ý kiến nhất trí thì vấn đề được đưa ra thảo luận tại cuộc họp gần nhất của Ban Thanh tra nhân dân.

- Các vấn đề được thảo luận, quyết nghị tại các cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân có hiệu lực thực hiện khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên dự họp nhất trí thông qua.

Trong trường hợp biểu quyết tại cuộc họp cũng như khi gửi văn bản để lấy ý kiến các thành viên, nếu số ý kiến nhất trí và không nhất trí bằng nhau thì quyết nghị giải quyết công việc được thực hiện theo ý kiến quyết định của Trưởng Ban.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
455 lượt xem
Ban Thanh tra nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân được quy định như thế nào?
Pháp luật
Ban Thanh tra nhân dân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ chịu sự chỉ đạo của ai? Ban Thanh tra nhân dân bao gồm những thành phần nào?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo hoạt động Ban thanh tra nhân dân mới nhất? Nhiệm vụ quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân cơ quan đơn vị?
Pháp luật
Số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được xác định trên cơ sở nào?
Pháp luật
Ban thanh tra nhân dân trường học phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên? Yêu cầu về việc bỏ phiếu bầu thành viên như thế nào?
Pháp luật
Ban thanh tra nhân dân công đoàn bệnh viện muốn kiểm quỹ tiền mặt bệnh viện cần đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Đối tượng nào được hỗ trợ về kinh phí hoạt động và nguồn kinh phí bảo đảm của Ban thanh tra nhân dân? Mức hỗ trợ kinh phí quy định ra sao?
Pháp luật
Ban thanh tra nhân dân trong trường học có quyền xem lại hồ sơ tài chính của những năm học trước hay không?
Pháp luật
Ban thanh tra nhân dân trường học công lập sẽ có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? Và Ban này có bao nhiêu thành viên?
Pháp luật
Thành viên Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải là người đang công tác tại cơ quan đúng không?
Pháp luật
Phương thức hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã phường thị trấn là gì? Số lượng thành viên tối thiểu của Ban Thanh tra nhân dân?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ban Thanh tra nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ban Thanh tra nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào