Ban Tài chính Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có các nhiệm vụ nào? Ban Tài chính được cơ cấu tổ chức ra sao?
Ban Tài chính Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có chức năng thế nào?
Theo khoản 1 Điều 8 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1322-QĐ/TLĐ năm 2002 quy định như sau:
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Ban Tài chính.
1- Chức năng;
Ban Tài chính có chức năng nghiên cứu, tham mưu giúp Đoàn Chủ tịch tạo nguồn tài chính CĐ, tổ chức quản lý tài chính, tài sản, xây dựng cơ bản, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong hệ thống Công đoàn.
...
Theo đó, Ban Tài chính Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có chức năng nghiên cứu, tham mưu giúp Đoàn Chủ tịch tạo nguồn tài chính công đoàn, tổ chức quản lý tài chính, tài sản, xây dựng cơ bản, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong hệ thống Công đoàn.
Ban Tài chính Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có các nhiệm vụ nào?
Theo khoản 2 Điều 8 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1322-QĐ/TLĐ năm 2002 quy định như sau:
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Ban Tài chính.
...
2- Nhiệm vụ;
2.1- Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách, chế độ và quản lý kinh tế, tài chính, tài sản, xây dựng cơ bản của Nhà nước và Điều lệ Công đoàn Việt Nam để vận dụng vào công tác quản lý tài chính, tài sản, xây dựng cơ bản và hoạt động sản xuất, kinh doanh trong hệ thống Công đoàn. Tạo lập. huy động các nguồn lực tài chính, đảm bảo cho hoạt động của tổ chức Công đoàn.
2-2- Giúp Đoàn Chủ tịch hướng dẫn, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính ở các cấp công đoàn; xét duyệt dự toán và làm công tác kế toán cấp tổng dự toán Trung ương; kiểm tra, giám sát; theo dõi tình hình thu, chi và quản lý tài chính tài sản của hệ thống Công đoàn. Thực hiện chức năng của cấp chủ quản đầu tư xây dựng cơ bản theo Điều lệ quản lý XDCB Nhà nước.
2.3- Giúp Đoàn Chủ tịch quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý vốn, tài sản của các doanh nghiệp CĐ.
...
Như vậy, Ban Tài chính Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách, chế độ và quản lý kinh tế, tài chính, tài sản, xây dựng cơ bản của Nhà nước và Điều lệ Công đoàn Việt Nam để vận dụng vào công tác quản lý tài chính, tài sản, xây dựng cơ bản và hoạt động sản xuất, kinh doanh trong hệ thống Công đoàn.
+ Tạo lập, huy động các nguồn lực tài chính, đảm bảo cho hoạt động của tổ chức Công đoàn.
- Giúp Đoàn Chủ tịch hướng dẫn, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính ở các cấp công đoàn;
- Xét duyệt dự toán và làm công tác kế toán cấp tổng dự toán Trung ương;
- Kiểm tra, giám sát; theo dõi tình hình thu, chi và quản lý tài chính tài sản của hệ thống Công đoàn.
- Thực hiện chức năng của cấp chủ quản đầu tư xây dựng cơ bản theo Điều lệ quản lý XDCB Nhà nước.
- Giúp Đoàn Chủ tịch quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý vốn, tài sản của các doanh nghiệp công đoàn.
Ban Tài chính Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (Hình từ Internet)
Ban Tài chính Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam được cơ cấu tổ chức ra sao?
Theo khoản 3 Điều 8 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1322-QĐ/TLĐ năm 2002 quy định Ban Tài chính Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam được cơ cấu tổ chức như sau:
- Trưởng Ban Tài chính Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam;
Bên cạnh đó, theo Điều 16 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1322-QĐ/TLĐ năm 2002 quy định Trưởng Ban Tài chính là người chịu trách nhiệm trước Đoàn Chủ tịch, Thủ trưởng cơ quan về mọi mặt công tác:
+ Quản lý cán bộ, phân công nhiệm vụ cho cán bộ, chuyên viên;
+ Điều hành công việc hành ngày trong ban theo chế độ Thủ trưởng;
+ Có trách nhiệm cùng với Chi bộ, Công đoàn ban phát huy dân chủ, sáng tạo của từng cán bộ, chuyên viên hoàn thành nhiệm vụ do Đoàn Chủ tịch và Thủ trưởng cơ quan giao.
- 03 Phó Ban Tài chính Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam;
Phó Ban Tài chính là người giúp việc Trưởng ban và chịu trách nhiệm về phần việc mình phụ trách trước Trưởng ban.
- Có 04 phòng:
+ Phòng quản lý ngân sách;
+ Phòng chế độ, thanh tra;
+ Phòng XDCB;
+ Phòng quản lý hoạt động kinh tế CĐ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?