Bản sao lục là gì? Bản sao lục có giá trị pháp lý giống như bản chính hay không theo quy định pháp luật?

Bản sao lục là gì? Bản sao lục có giá trị pháp lý giống như bản chính hay không theo quy định pháp luật? Bản sao lục theo nội dung của bản gốc là như thế nào? Số ghi trong bản sao lục sang định dạng giấy được quy ước thế nào?

Bản sao lục là gì? Bản sao lục có giá trị pháp lý giống như bản chính hay không theo quy định pháp luật?

Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì bản sao lục là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản sao y, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.

Căn cứ quy định tại Điều 26 Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì bản sao y được thực hiện theo đúng quy định sẽ có giá trị pháp lý như bản chính.

Giá trị pháp lý của bản sao
Bản sao y, bản sao lục và bản trích sao được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định này có giá trị pháp lý như bản chính.

Như vậy, bản sao lục có giá trị pháp lý giống như bản chính.

Bản sao lục là gì? Bản sao lục có giá trị pháp lý giống như bản chính hay không theo quy định pháp luật?

Bản sao lục là gì? Bản sao lục có giá trị pháp lý giống như bản chính hay không theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet).

Bản sao lục theo nội dung của bản gốc là như thế nào?

Hình thức của bản sao lục được quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 30/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:

Các hình thức bản sao
1. Sao y gồm: Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy, sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy, sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử.
a) Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc chụp từ bản gốc hoặc bản chính văn bản giấy sang giấy.
b) Sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc in từ bản gốc văn bản điện tử ra giấy.
c) Sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử được thực hiện bằng việc số hóa văn bản giấy và ký số của cơ quan, tổ chức.
2. Sao lục
a) Sao lục gồm: Sao lục từ văn bản giấy sang văn bản giấy, sao lục từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, sao lục từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.
b) Sao lục được thực hiện bằng việc in, chụp từ bản sao y.
3. Trích sao
a) Trích sao gồm: Trích sao từ văn bản giấy sang văn bản giấy, trích sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản điện tử, trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.
b) Bản trích sao được thực hiện bằng việc tạo lập lại đầy đủ thể thức, phần nội dung văn bản cần trích sao.
...

Như vậy, theo quy định nêu trên, sao lục gồm: Sao lục từ văn bản giấy sang văn bản giấy, sao lục từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, sao lục từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.

Sao lục được thực hiện bằng việc in, chụp từ bản sao y. Cách thực hiện: Sao lục được thực hiện bằng việc in, chụp từ bản sao y.

Số ghi trong bản sao lục sang định dạng giấy được quy ước thế nào?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì thể thức và kỹ thuật trình bày bản sao y được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này:

Các hình thức bản sao
...
4. Thể thức và kỹ thuật trình bày bản sao y, sao lục, trích sao được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này.

Dẫn chiếu điểm c tiểu mục 1 Mục II Phần II Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định như sau:

BẢN SAO SANG ĐỊNH DẠNG GIẤY
1. Thể thức bản sao sang định dạng giấy
a) Hình thức sao: “SAO Y” hoặc “SAO LỤC” hoặc “TRÍCH SAO”.
b) Tên cơ quan, tổ chức sao văn bản.
c) Số, ký hiệu bản sao bao gồm số thứ tự đăng ký (được đánh chung cho các loại bản sao do cơ quan, tổ chức thực hiện) và chữ viết tắt tên loại bản sao theo Bảng chữ viết tắt và mẫu trình bày văn bản, bản sao văn bản tại Mục I Phụ lục III Nghị định này. Số được ghi bằng chữ số Ả Rập, bắt đầu liên tiếp từ số 01 vào ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
d) Địa danh và thời gian sao văn bản.
đ) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền sao văn bản.
e) Dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản.
g) Nơi nhận.
2. Kỹ thuật trình bày bản sao sang định dạng giấy
a) Các thành phần thể thức bản sao được trình bày trên cùng một tờ giấy (khổ A4), ngay sau phần cuối cùng của văn bản cần sao dưới một đường kẻ nét liền, kéo dài hết chiều ngang của vùng trình bày văn bản.
b) Các cụm từ “SAO Y”, “SAO LỤC”, “TRÍCH SAO” được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.
c) Cỡ chữ, kiểu chữ của tên cơ quan, tổ chức sao văn bản; số, ký hiệu bản sao; địa danh và thời gian sao văn bản; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản và nơi nhận được trình bày theo hướng dẫn các thành phần thể thức văn bản tại khoản 2, 3, 4, 7, 8, 9 Mục II Phần I Phụ lục này.
d) Mẫu trình bày bản sao định dạng giấy được minh họa tại Phụ lục III Nghị định này.
...

Như vậy, số ghi trong bản sao lục sang định dạng giấy phải được ghi bằng chữ số Ả Rập, bắt đầu liên tiếp từ số 01 vào ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Bản sao lục
Giá trị pháp lý
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Viết giấy cam kết cho con thì có giá trị pháp lý không?
Pháp luật
Bản sao lục là gì? Bản sao lục có giá trị pháp lý giống như bản chính hay không theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Có các hình thức bản sao văn bản nào theo quy định? Bản sao văn bản có giá trị pháp lý như bản chính không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bản sao lục
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
2,295 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bản sao lục Giá trị pháp lý

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bản sao lục Xem toàn bộ văn bản về Giá trị pháp lý

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào