Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành thuộc Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không?
- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành thuộc Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
- Tài chính của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành thuộc Kiểm toán nhà nước có những nguồn thu nào?
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ tại Điều 1 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành thuộc Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1669/QĐ-KTNN năm 2017, có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành thuộc Kiểm toán nhà nước (gọi tắt là Ban Quản lý dự án chuyên ngành) được thành lập theo Quyết định số 294/QĐ-KTNN ngày 09/3/2017 của Tổng Kiểm toán nhà nước. Ban Quản lý dự án chuyên ngành thực hiện chức năng, nhiệm vụ chủ đầu tư và chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Kiểm toán nhà nước.
Ban Quản lý dự án chuyên ngành có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thương mại theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành thuộc Kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành thuộc Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành thuộc Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1669/QĐ-KTNN năm 2017, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án hàng năm;
2. Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng: thực hiện các thủ tục liên quan đến quy hoạch xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ cảnh quan, môi trường, phòng chống cháy nổ có liên quan đến xây dựng công trình; tổ chức lập dự án, trình thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định; tiếp nhận, giải ngân vốn đầu tư và thực hiện các công việc chuẩn bị dự án khác;
3. Thuê tư vấn thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng và trình thẩm định, phê duyệt hoặc tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng (theo phân cấp); chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư (nếu có) và thu hồi, giao nhận đất để thực hiện dự án; tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; giám sát quá trình thực hiện; giải ngân, thanh toán theo hợp đồng xây dựng và các công việc cần thiết khác;
4. Các nhiệm vụ kết thúc xây dựng, bàn giao công trình để vận hành, sử dụng: tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành; vận hành chạy thử; quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và bảo hành công trình;
5. Các nhiệm vụ quản lý tài chính và giải ngân: tiếp nhận, giải ngân vốn theo tiến độ thực hiện dự án và hợp đồng ký kết với nhà thầu xây dựng; thực hiện chế độ quản lý tài chính, tài sản của Ban Quản lý dự án chuyên ngành theo quy định;
6. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ trực tiếp quản lý dự án theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm quản lý về khối lượng, chất lượng xây dựng, tiến độ thực hiện, chi phí đầu tư xây dựng, an toàn trong thi công xây dựng, bảo vệ môi trường trong xây dựng, lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng, quản lý rủi ro, quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác theo quy định của pháp luật;
7. Quản lý nhân sự của Ban Quản lý dự án chuyên ngành; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động theo quy định;
8. Thực hiện giám sát đánh giá đầu tư theo quy định của pháp luật; định kỳ hoặc đột xuất đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện dự án với Tổng Kiểm toán nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác được Tổng Kiểm toán nhà nước giao.
Như vậy, thì Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành thuộc Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định như trên.
Tài chính của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành thuộc Kiểm toán nhà nước có những nguồn thu nào?
Căn cứ tại Điều 9 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành thuộc Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1669/QĐ-KTNN năm 2017, có quy định về các nguồn thu tài chính như sau:
Các nguồn thu tài chính
1. Khoản thu từ nguồn chi phí quản lý dự án tính trong tổng mức đầu tư của các dự án được giao nhiệm vụ quản lý và thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Khoản thu từ các khoản phí được khấu trừ và để lại từ việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án như: tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế xây dựng; thẩm định dự toán xây dựng; thu từ việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các hoạt động khác theo quy định hiện hành.
2. Các khoản thu khác: Thu tiền bán hồ sơ mời thầu và các khoản thu hợp pháp khác,… (nếu có). Các khoản thu này không tính vào chi phí đầu tư của các dự án được giao quản lý.
3. Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ trong các trường hợp cần thiết.
Như vậy, theo quy định trên thì tài chính của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành thuộc Kiểm toán nhà nước có những nguồn thu sau:
- Khoản thu từ nguồn chi phí quản lý dự án tính trong tổng mức đầu tư của các dự án được giao nhiệm vụ quản lý và thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Khoản thu từ các khoản phí được khấu trừ và để lại từ việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án như:
+ Tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế xây dựng;
+ Thẩm định dự toán xây dựng;
+ Thu từ việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các hoạt động khác theo quy định hiện hành.
- Các khoản thu khác: Thu tiền bán hồ sơ mời thầu và các khoản thu hợp pháp khác,… (nếu có). Các khoản thu này không tính vào chi phí đầu tư của các dự án được giao quản lý.
- Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ trong các trường hợp cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?