Ban Quản lý dự án đầu tư chuyên ngành xây dựng trực thuộc Ủy ban Dân tộc có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không?
- Ban Quản lý dự án đầu tư chuyên ngành xây dựng trực thuộc Ủy ban Dân tộc có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không?
- Ban Quản lý dự án đầu tư chuyên ngành xây dựng trực thuộc Ủy ban Dân tộc có nhiệm vụ và quyền hạn gì khi làm chủ đầu tư?
- Lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư chuyên ngành xây dựng trực thuộc Ủy ban Dân tộc gồm có những ai?
Ban Quản lý dự án đầu tư chuyên ngành xây dựng trực thuộc Ủy ban Dân tộc có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 307/QĐ-UBDT năm 2018, có quy định về vị trí, chức năng như sau:
Vị trí, chức năng
1. Ban Quản lý dự án đầu tư chuyên ngành xây dựng (viết tắt là Ban Quản lý dự án) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban Dân tộc, hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính, tự đảm bảo chi thường xuyên, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
2. Ban Quản lý dự án thực hiện chức năng theo quy định tại Khoản 3 Điều 63 của Luật Xây dựng và Khoản 3 của Điều 17 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau:
a) Làm chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách, vốn nhà nước ngoài ngân sách khi được giao.
b) Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.
c) Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, Ban quản lý dự án quy định tại Điều 68, Điều 69 của Luật Xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
d) Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng công trình hoàn thành theo yêu cầu của người quyết định đầu tư.
đ) Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao và được đối tác yêu cầu.
e) Tìm kiếm và khai thác các công việc liên quan đến hoạt động xây dựng gồm: Lập quy hoạch xây dựng; lập báo cáo đề xuất xin chủ trương đầu tư; lập báo cáo kinh tế kỹ thuật; lập báo cáo nghiên cứu khả thi; tổ chức khảo sát, thiết kế xây dựng; giám sát xây dựng, quản lý dự án, lập hồ sơ mời thầu, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và các hoạt động khác liên quan đến xây dựng công trình.
g) Thực hiện các chức năng khác theo quy định của pháp luật khi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc giao.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Quản lý dự án đầu tư chuyên ngành xây dựng trực thuộc Ủy ban Dân tộc có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
Ban Quản lý dự án đầu tư chuyên ngành xây dựng trực thuộc Ủy ban Dân tộc (Hình từ Internet)
Ban Quản lý dự án đầu tư chuyên ngành xây dựng trực thuộc Ủy ban Dân tộc có nhiệm vụ và quyền hạn gì khi làm chủ đầu tư?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 307/QĐ-UBDT năm 2018, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Nhiệm vụ, quyền hạn chủ đầu tư:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm của Ban Quản lý dự án, tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn và hàng năm về đầu tư xây dựng của Ủy ban Dân tộc.
b) Lập kế hoạch dự án: hàng năm lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án, trong đó phải xác định rõ các nguồn lực đầu tư, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành, mục tiêu chất lượng và tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện.
c) Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng gồm: Quy hoạch, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ cảnh quan, môi trường; phòng chống cháy nổ có liên quan đến xây dựng công trình; tổ chức lập dự án, trình thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định; tiếp nhận, giải ngân vốn đầu tư và thực hiện các công việc chuẩn bị dự án khác.
d) Các nhiệm vụ thực hiện dự án: Thuê tư vấn hoặc tự thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng và trình thẩm định, phê duyệt hoặc tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng (theo phân cấp); chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư (nếu có) và thu hồi, giao nhận đất để thực hiện dự án; tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; giám sát quá trình thực hiện; giải ngân, thanh toán theo hợp đồng xây dựng và các công việc cần thiết khác,
đ) Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành; vận hành chạy thử và đưa vào sử dụng; quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và bảo hành công trình.
e) Tiếp nhận, giải ngân vốn theo tiến độ thực hiện dự án và hợp đồng ký kết với nhà thầu xây dựng; thực hiện chế độ quản lý tài chính, tài sản của Ban quản lý dự án theo quy định.
g) Thực hiện giám sát đánh giá đầu tư theo quy định pháp luật; định kỳ đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, khi làm chủ đầu tư thì Ban Quản lý dự án đầu tư chuyên ngành xây dựng trực thuộc Ủy ban Dân tộc có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Xây dựng, trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm của Ban Quản lý dự án, tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn và hàng năm về đầu tư xây dựng của Ủy ban Dân tộc.
- Lập kế hoạch dự án: hàng năm lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án, trong đó phải xác định rõ các nguồn lực đầu tư, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành, mục tiêu chất lượng và tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện.
- Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng gồm: Quy hoạch, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ cảnh quan, môi trường; phòng chống cháy nổ có liên quan đến xây dựng công trình; tổ chức lập dự án, trình thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định; tiếp nhận, giải ngân vốn đầu tư và thực hiện các công việc chuẩn bị dự án khác.
- Các nhiệm vụ thực hiện dự án: Thuê tư vấn hoặc tự thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng và trình thẩm định, phê duyệt hoặc tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng (theo phân cấp); chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư (nếu có) và thu hồi, giao nhận đất để thực hiện dự án; tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; giám sát quá trình thực hiện; giải ngân, thanh toán theo hợp đồng xây dựng và các công việc cần thiết khác,
- Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành; vận hành chạy thử và đưa vào sử dụng; quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và bảo hành công trình.
- Tiếp nhận, giải ngân vốn theo tiến độ thực hiện dự án và hợp đồng ký kết với nhà thầu xây dựng; thực hiện chế độ quản lý tài chính, tài sản của Ban quản lý dự án theo quy định.
- Thực hiện giám sát đánh giá đầu tư theo quy định pháp luật; định kỳ đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư chuyên ngành xây dựng trực thuộc Ủy ban Dân tộc gồm có những ai?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định 307/QĐ-UBDT năm 2018, có quy định về cơ cấu tổ chức và biên chế như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án:
a) Lãnh đạo Ban Quản lý dự án gồm: Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc, trước mắt do tổ chức lại Ban Quản lý dự án số lượng Phó Giám đốc nhiều hơn; Giám đốc, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư chuyên ngành xây dựng trực thuộc Ủy ban Dân tộc gồm Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?