Bản nhận xét, đánh giá đề án thăm dò khoáng sản bao gồm những nội dung gì? Kết luận của Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản chỉ có giá trị khi nào?
Phiên họp của Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản được tiến hành theo trình tự thế nào?
Phiên họp của Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản được tiến hành theo trình tự thế nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 9 Thông tư 53/2013/TT-BTNMT quy định như sau:
Trình tự, nội dung tiến hành phiên họp của Hội đồng
1. Thông qua nội dung, thành phần tham dự phiên họp.
2. Đại diện tập thể tác giả trình bày nội dung đề án thăm dò khoáng sản.
3. Đại diện Cơ quan Thường trực Hội đồng trình bày báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá đề án thăm dò khoáng sản và các ý kiến của chuyên gia phản biện. Trường hợp cần thiết Chủ tịch Hội đồng yêu cầu các chuyên gia phản biện trình bày bổ sung các nhận xét, đánh giá.
4. Các Ủy viên Hội đồng và đại biểu tham gia phiên họp Hội đồng nêu các vấn đề cần làm rõ để đại diện tập thể tác giả, đại diện Chủ đầu tư trả lời.
5. Các Ủy viên Hội đồng, các đại biểu tham dự phiên họp tiến hành thảo luận. Trường hợp cần thiết, sau khi thảo luận, Hội đồng tiến hành họp riêng để thống nhất kết luận phiên họp Hội đồng.
6. Các Ủy viên Hội đồng ghi ý kiến nhận xét, đánh giá vào phiếu.
7. Chủ tịch Hội đồng công bố kết luận của Hội đồng.
8. Đại diện Chủ đầu tư phát biểu ý kiến.
9. Chủ tịch Hội đồng tuyên bố kết thúc phiên họp.
Theo đó, phiên họp của Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản được tiến hành theo trình tự, nội dung sau đây:
Bước 1. Thông qua nội dung, thành phần tham dự phiên họp.
Bước 2. Đại diện tập thể tác giả trình bày nội dung đề án thăm dò khoáng sản.
Bước 3. Đại diện Cơ quan Thường trực Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản trình bày báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá đề án thăm dò khoáng sản và các ý kiến của chuyên gia phản biện.
Trường hợp cần thiết Chủ tịch Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản yêu cầu các chuyên gia phản biện trình bày bổ sung các nhận xét, đánh giá.
Bước 4. Các Ủy viên Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản và đại biểu tham gia phiên họp Hội đồng nêu các vấn đề cần làm rõ để đại diện tập thể tác giả, đại diện Chủ đầu tư trả lời.
Bước 5. Các Ủy viên Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản, các đại biểu tham dự phiên họp tiến hành thảo luận.
Trường hợp cần thiết, sau khi thảo luận, Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản tiến hành họp riêng để thống nhất kết luận phiên họp Hội đồng.
Bước 6. Các Ủy viên Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản ghi ý kiến nhận xét, đánh giá vào phiếu.
Bước 7. Chủ tịch Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sảncông bố kết luận của Hội đồng.
Bước 8. Đại diện Chủ đầu tư phát biểu ý kiến.
Bước 9. Chủ tịch Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản tuyên bố kết thúc phiên họp.
Tải về mẫu Đề án thăm dò khoáng sản mới nhất 2023: Tại Đây
Bản nhận xét, đánh giá đề án thăm dò khoáng sản bao gồm những nội dung gì?
Theo Điều 10 Thông tư 53/2013/TT-BTNMT quy định như sau:
Nội dung bản nhận xét, đánh giá đề án và phiếu nhận xét, đánh giá của Hội đồng
1. Bản nhận xét, đánh giá đề án của chuyên gia phản biện đề án bao gồm các nội dung sau: Đánh giá về căn cứ pháp lý, đối tượng khoáng sản thăm dò; cơ sở tài liệu địa chất khoáng sản cho lựa chọn diện tích thăm dò (các kết quả khảo sát, thu thập, tổng hợp tài liệu), tính hợp lý của phân chia nhóm mỏ, lựa chọn mạng lưới; thiết kế phương pháp kỹ thuật, khối lượng thăm dò; cơ sở lựa chọn chỉ tiêu, phương pháp tính trữ lượng và kết quả tính dự báo trữ lượng khoáng sản; tính hợp lý, khả thi về tổ chức thi công đề án, công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên khoáng sản; đánh giá cơ sở và kết quả dự toán kinh phí thăm dò (theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này).
2. Phiếu nhận xét, đánh giá đề án của Ủy viên Hội đồng bao gồm các nội dung sau: đánh giá tính pháp lý của đề án, đánh giá cơ sở tài liệu địa chất khoáng sản cho lựa chọn diện tích, mạng lưới, hệ phương pháp thăm dò; thiết kế phương pháp, khối lượng thăm dò; kết quả tính trữ lượng dự báo; tính hợp lý và khả thi tổ chức thi công đề án và dự toán kinh phí đề án (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này).
Theo đó, bản nhận xét, đánh giá đề án thăm dò khoáng sản của chuyên gia phản biện đề án bao gồm những nội dung sau:
- Đánh giá về căn cứ pháp lý, đối tượng khoáng sản thăm dò;
- Cơ sở tài liệu địa chất khoáng sản cho lựa chọn diện tích thăm dò (các kết quả khảo sát, thu thập, tổng hợp tài liệu), tính hợp lý của phân chia nhóm mỏ, lựa chọn mạng lưới;
- Thiết kế phương pháp kỹ thuật, khối lượng thăm dò;
- Cơ sở lựa chọn chỉ tiêu, phương pháp tính trữ lượng và kết quả tính dự báo trữ lượng khoáng sản;
- Tính hợp lý, khả thi về tổ chức thi công đề án, công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên khoáng sản;
- Đánh giá cơ sở và kết quả dự toán kinh phí thăm dò (theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 53/2013/TT-BTNMT).
Kết luận của Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản chỉ có giá trị khi nào?
Theo Điều 11 Thông tư 53/2013/TT-BTNMT quy định như sau:
Kết luận của Hội đồng
1. Kết luận của Hội đồng phải nêu rõ những nội dung được và chưa được của đề án thăm dò khoáng sản; những nội dung cần bổ sung, chỉnh sửa; kết luận thông qua đề án hoặc thông qua đề án nhưng cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc không thông qua đề án.
2. Kết luận của Hội đồng chỉ có giá trị khi được ít nhất hai phần ba (2/3) tổng số thành viên Hội đồng tham dự phiên họp đồng ý.
3. Trường hợp Hội đồng kết luận không thông qua đề án, Cơ quan Thường trực Hội đồng có trách nhiệm thông báo kết luận của Hội đồng và trả lại đề án cho tổ chức, cá nhân có hồ sơ thăm dò khoáng sản.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì kết luận của Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản chỉ có giá trị cần đảm bảo yêu cầu được ít nhất hai phần ba (2/3) tổng số thành viên Hội đồng tham dự phiên họp đồng ý.
Kết luận của Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản phải nêu rõ những nội dung được và chưa được của đề án thăm dò khoáng sản; những nội dung cần bổ sung, chỉnh sửa; kết luận thông qua đề án hoặc thông qua đề án nhưng cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc không thông qua đề án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?