Bản mô tả vị trí việc làm của Phó hiệu trưởng đại học như thế nào theo quy định từ ngày 15/5/2024?
Các công việc và tiêu chí đánh giá Phó hiệu trưởng Đại học là gì?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Bản mô tả vị trí việc làm phó hiệu trưởng, phó viện trưởng, phó giám đốc và tương đương Mục I Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT hướng dẫn các công việc và tiêu chí đánh giá vị trí việc làm Phó hiệu trưởng đại học như sau:
- Lãnh đạo, quản lý:
Công việc cụ thể | Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc |
Tham gia quản lý, điều hành một hoặc một số công tác của đơn vị theo phân công của trưởng đơn vị (quản lý, điều hành một số mảng công việc của đơn vị; xử lý các công việc đột xuất trong phạm vi được giao; kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công việc của đơn vị; đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ đối với viên chức, người lao động theo thẩm quyền; điều hành đơn vị khi được trưởng đơn vị ủy quyền hoặc được cơ quan có thẩm quyền giao). | Nắm bắt được tình hình hoạt động chung của đơn vị; nắm bắt đầy đủ các thông tin về công việc thuộc mảng công tác được giao phụ trách; xử lý kịp thời, chính xác và hiệu quả các công việc được giao; hoàn thành đúng quy định, đúng tiến độ công việc và nhiệm vụ quản lý được giao; hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được ủy quyền. |
Tham gia các hội đồng, ban chỉ đạo (theo phân công cụ thể). | Theo yêu cầu cụ thể |
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của bộ phận được phân công phụ trách. | Kế hoạch được xây dựng phù hợp với dung kế hoạch chung của đơn vị, có tính khả thi cao và được thực hiện theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả. |
- Thực hiện hoạt động chuyên môn
Công việc cụ thể | Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc |
Giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng,... theo phân công. | Hoàn thành định mức công việc và sản phẩm theo quy định. |
- Nhiệm vụ khác: Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và cấp có thẩm quyền.
Bản mô tả vị trí việc làm của Phó hiệu trưởng đại học như thế nào theo quy định từ ngày 15/5/2024?
Phó hiệu trưởng Đại học có phạm vi quyền hạn ra sao?
Căn cứ tại tiểu mục 4 Bản mô tả vị trí việc làm phó hiệu trưởng, phó viện trưởng, phó giám đốc và tương đương Mục I Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT nêu rõ phạm vi quyền hạn Phó hiệu trưởng đại học như sau:
TT | Quyền hạn cụ thể |
1 | Được chủ động về phương pháp thực hiện nhiệm vụ được giao. |
2 | Được quyền quyết định các vấn đề cụ thể theo quy chế về tổ chức và hoạt động của đơn vị và phân công của trưởng đơn vị. |
3 | Được thay mặt trưởng đơn vị ký các văn bản liên quan đến công tác được phân công phụ trách hoặc ký văn bản theo ủy quyền của trưởng đơn vị. |
4 | Được quyết định phân công nhiệm vụ cho viên chức, người lao động trong đơn vị theo thẩm quyền. |
5 | Được cung cấp thông tin chỉ đạo điều hành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn. |
6 | Được tham gia các cuộc họp liên quan đến mảng, lĩnh vực công tác được phân công phụ trách. |
... | ... |
Phó hiệu trưởng Đại học phải đáp ứng yêu cầu về trình độ, năng lực thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 5 Bản mô tả vị trí việc làm phó hiệu trưởng, phó viện trưởng, phó giám đốc và tương đương Mục I Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT nêu rõ các yêu cầu về trình độ, năng lực Phó hiệu trưởng đại học như sau:
(1) Yêu cầu về trình độ, phẩm chất:
- Trình độ đào tạo:
+ Trình độ chuyên môn đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy định pháp luật, cấp có thẩm quyền, quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị.
+ Trình độ lý luận chính trị đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của phó đơn vị theo quy định của Đảng, pháp luật và cấp có thẩm quyền.
- Bồi dưỡng, chứng chỉ:
+ Đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của phó đơn vị theo quy định pháp luật và cấp có thẩm quyền.
+ Bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Kinh nghiệm (thành tích công tác): Có kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học từ cấp phòng/khoa và tương đương trở lên.
- Phẩm chất cá nhân:
+ Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, quy định của đơn vị.
+ Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.
+ Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe.
+ Điềm tĩnh, cẩn thận.
+ Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập.
+ Khả năng tập hợp, đoàn kết nội bộ.
+ Phẩm chất khác (phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm)
- Các yêu cầu khác:
+ Có khả năng dự báo, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến giáo dục và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
+ Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn.
+ Hiểu biết về lĩnh vực công tác và định hướng phát triển.
+ Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của cấp có thẩm quyền.
(2) Yêu cầu về năng lực đáp ứng từng cấp độ tương ứng:
- Nhóm năng lực chung:
+ Đạo đức và bản lĩnh: 3-4
+ Tổ chức thực hiện công việc: 3-4
+ Soạn thảo và ban hành văn bản: 3-4
+ Giao tiếp ứng xử: 3-4
+ Quan hệ phối hợp: 3-4
+ Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ: Phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
- Nhóm năng lực chuyên môn: Theo yêu cầu của vị trí việc làm, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
- Nhóm năng lực quản lý:
+ Tư duy chiến lược: 3-4
+ Quản lý sự thay đổi: 3-4
+ Ra quyết định: 3-4
+ Quản lý nguồn lực: 3-4
+ Phát triển đội ngũ: 3-4
Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư được triệu tập theo hình thức nào? Đại biểu tham dự Đại hội phải đáp ứng điều kiện gì?
- Tải mẫu bảng báo giá bằng Excel? Mẫu báo giá Excel chuyên nghiệp? File mẫu bảng báo giá dùng để làm gì?
- Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt thế nào?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?
- Doanh nghiệp phá sản phải ưu tiên thanh toán những khoản nào cho người lao động theo quy định?