Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quên áp dụng hình thức xử phạt bổ sung thì làm thế nào?
Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quên áp dụng hình thức xử phạt bổ sung thì làm thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 13 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 13. Hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính
1. Người đã ban hành quyết định tự mình hoặc theo yêu cầu của những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải ban hành quyết định hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
đ) Trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
...
3. Trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều này, nếu có căn cứ để ban hành quyết định mới, thì người đã ban hành quyết định phải ban hành quyết định mới hoặc chuyển người có thẩm quyền ban hành quyết định mới.
Trong trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều này, nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc pháp luật có quy định áp dụng hình thức xử phạt tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền đã ban hành quyết định phải ban hành quyết định mới hoặc chuyển người có thẩm quyền ban hành quyết định mới để tịch thu, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả."
Trong đó khoản 6 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (Được sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định:
"Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
...
6. Xác định hành vi vi phạm hành chính không đúng; áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính.
..."
Như vậy trường hợp thiếu biện pháp khắc phụ hậu quả thì người đã ban hành quyết định phải ban hành quyết định hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định xử phạt hành chính ban hành thiếu sót, sau đó ban hành quyết định mới để áp dụng đúng theo quy định thì mới có căn cứ áp dụng biện pháp cưỡng chế được.
Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quên áp dụng hình thức xử phạt bổ sung thì làm thế nào?
Thực hiện hủy bỏ và ban hành mới quyết định xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Về thời hạn ban hành quyết định hủy bỏ và quyết định xử phạt hành chính mới căn cứ điểm b khoản 1, khoản 3 Điều 15 và khoản 1 Điều 16 Nghị định 118/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
"Điều 15. Thời hạn thực hiện và nội dung đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hạn đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định:
...
b) Không áp dụng thời hạn trong việc hủy bỏ toàn bộ quyết định đã được ban hành từ ngày Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành mà thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này.
...
3. Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này, nếu có căn cứ ban hành quyết định mới, thì người có thẩm quyền phải lập biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Thời hạn ban hành quyết định mới theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày lập biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính."
"Điều 16. Hiệu lực, thời hạn, thời hiệu thi hành quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ, quyết định mới ban hành trong xử phạt vi phạm hành chính
1. Quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ, quyết định mới ban hành có hiệu lực kể từ ngày ký hoặc một thời điểm cụ thể sau ngày ký quyết định và được ghi trong quyết định.
..."
Theo đó trình tự như sau:
Bước 1: Ra quyết định hủy bỏ toàn bộ quyết định hành chính đã ban hành.
Bước 2: Lập biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính.
Bước 3: Ban hành quyết định xử phạt hành chính mới
Như vậy sau khi thực hiện theo các quy định trên thì mới có căn cứ để cưỡng chế buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm này.
Không thực hiện biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu thì xử lý như thế nào?
Tại Điều 29 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về biện pháp xử phạt này như sau:
"Điều 29. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính của mình gây ra; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện."
Theo đó nếu người bị xử phạt không tự nguyện thực hiện thì sẽ bị cưỡng chế thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?