Bán hàng đa cấp hợp pháp là loại hình bán hàng như thế nào? Cá nhân có được kinh doanh bán hàng đa cấp không?
Bán hàng đa cấp hợp pháp là loại hình bán hàng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
7. Bán hàng trực tiếp là việc tổ chức, cá nhân kinh doanh chủ động tiếp cận người tiêu dùng, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để bán, cung cấp cho người tiêu dùng, bao gồm các hình thức sau đây:
a) Bán hàng tận cửa là hoạt động bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng;
b) Bán hàng đa cấp là hoạt động bán hàng hóa thông qua mạng lưới cá nhân tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó cá nhân tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của cá nhân khác trong mạng lưới;
c) Bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên là hoạt động giới thiệu, bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại các địa điểm không phải là địa điểm bán lẻ sản phẩm, hàng hóa cố định, giới thiệu, cung cấp dịch vụ thường xuyên.
...
Theo đó, bán hàng đa cấp là một trong những hình thức bán hàng trực tiếp mà tổ chức, cá nhân kinh doanh chủ động tiếp cận người tiêu dùng, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để bán, cung cấp cho người tiêu dùng.
Và bán hàng đa cấp hợp pháp có thể hiểu là loại hình bán hàng thông qua mạng lưới cá nhân tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó cá nhân tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của cá nhân khác trong mạng lưới.
Bán hàng đa cấp hợp pháp là loại hình bán hàng như thế nào? Cá nhân có được kinh doanh bán hàng đa cấp không? (Hình từ Internet)
Cá nhân có được kinh doanh bán hàng đa cấp không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP thì hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (bán hàng đa cấp) là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới.
Và chỉ những doanh nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp mới có thể tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Do đó, cá nhân không thể kinh doanh bán hàng đa cấp. Tuy nhiên, cá nhân có thể tham gia bán hàng đa cấp bằng cách giao kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
Lưu ý:
- Hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp chỉ được thực hiện đối với hàng hóa. Mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa đều bị cấm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Những hàng hóa sau không được kinh doanh theo phương thức đa cấp:
+ Hàng hóa là thuốc; thiết bị y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản); thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và các loại hóa chất nguy hiểm;
+ Sản phẩm nội dung thông tin số.
Cá nhân khi tham gia bán hàng đa cấp có bắt buộc phải đặt cọc, nộp một khoản tiền hoặc mua một số lượng hàng hóa nhất định không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 về các hành vi mà tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp bị nghiêm cấm thực hiện như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
...
2. Tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người khác phải đặt cọc, nộp một khoản tiền hoặc mua một số lượng hàng hóa nhất định để tham gia bán hàng đa cấp;
b) Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, cá nhân tham gia bán hàng đa cấp;
c) Kinh doanh theo phương thức đa cấp không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; tổ chức hoạt động giới thiệu về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
d) Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với dịch vụ hoặc hình thức khác không phải là mua bán hàng hóa, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
đ) Phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp không dựa trên giao dịch mua bán hàng hóa;
e) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Theo đó, hành vi yêu cầu người khác phải đặt cọc, nộp một khoản tiền hoặc mua một số lượng hàng hóa nhất định để tham gia bán hàng đa cấp là hành vi bị nghiêm cấm thực hiện.
Do đó, khi cá nhân tham gia bán hàng đa cấp thì không cần phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền hoặc mua một số lượng hàng hóa nhất định mà chỉ cần giao kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với doanh nghiệp bán hàng đa cấp theo quy định pháp luật.
Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp được hiểu là thỏa thuận bằng văn bản về việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp giữa cá nhân và doanh nghiệp bán hàng đa cấp. (Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết bị y tế loại B là gì? Thiết bị y tế loại B nào được mua bán như các hàng hóa thông thường?
- Có được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn nhiều lần với người được thuê làm giám đốc không?
- Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có quyền từ chối yêu cầu của các bên có liên quan không?
- Tải mẫu mới nhất phụ lục hợp đồng điều chỉnh giá trị hợp đồng dịch vụ tư vấn? Lưu ý khi lập phụ lục?
- Tải mẫu bảng đánh giá công việc cá nhân người lao động mới nhất? Bảng đánh giá công việc là gì?