Bản đồ Việt Nam phải thể hiện các nội dung nào theo quy định về bản đồ địa hình quốc gia hiện hành?
Nội dung bản đồ Việt Nam tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000 được thể hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 12/2020/TT-BTNMT quy định về nội dung bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000 như sau:
- Thể hiện bằng ký hiệu theo tỷ lệ khi các đối tượng địa lý hình tuyến có chiều rộng đạt từ 5,0 m trở lên đối với tỷ lệ 1:10.000 và 12,5 m trở lên đối với tỷ lệ 1:25.000; đối với các đối tượng địa lý dạng vùng nguyên tắc thể hiện bằng ký hiệu theo tỷ lệ được quy định chi tiết theo từng nhóm dữ liệu bản đồ;
- Thể hiện bằng ký hiệu nửa theo tỷ lệ khi các đối tượng địa lý hình tuyến có chiều rộng nhỏ hơn 5,0 m đối với tỷ lệ 1:10.000 và nhỏ hơn 12,5 m đối với tỷ lệ 1:25.000;
- Thể hiện bằng ký hiệu không theo tỷ lệ đối với các đối tượng địa lý không vẽ được theo tỷ lệ hoặc khi cần thêm ký hiệu tượng trưng đặt vào giữa ký hiệu theo tỷ lệ để làm tăng tính trực quan của bản đồ;
- Thể hiện bằng ghi chú thuyết minh khi các đối tượng địa lý không có ký hiệu chung hoặc thuyết minh các tính chất của đối tượng địa lý. Các đối tượng địa lý không có ký hiệu tượng trưng phải ghi chú thuyết minh theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
Những yếu tố nội dung phải trình bày song song với khung nam bản đồ Việt Nam là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư 12/2020/TT-BTNMT quy định những yếu tố nội dung phải trình bày song song với khung nam bản đồ Việt Nam bao gồm:
- Các ký hiệu không theo tỷ lệ trừ ký hiệu nhà không theo tỷ lệ và các ký hiệu thể hiện theo các đối tượng địa lý liên quan;
- Tên gọi dân cư, tên gọi đơn vị hành chính;
- Ghi chú độ cao của điểm độ cao, ghi chú độ cao địa vật, các ghi chú thuyết minh đặc trưng;
- Tên gọi của các địa vật và ghi chú thuyết minh;
- Các ký hiệu tượng trưng cho phân bố thực vật, chất đất.
Lưu ý: Các ký hiệu và ghi chú khác bố trí theo hướng của địa vật, đầu chữ và số hướng lên phía trên. Ghi chú độ cao, đường bình độ, đầu số phải hướng về phía có độ cao cao hơn và hướng lên phía trên. Những ghi chú không bố trí theo hướng địa vật được, có thể bố trí song song với khung Nam bản đồ.
Bản đồ Việt Nam: Quy định về việc thể hiện nội dung bản đồ địa hình quốc gia theo pháp luật hiện hành như thế nào?
Vị trí tâm ký hiệu bản đồ Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 8 Thông tư 12/2020/TT-BTNMT quy định vị trí tâm ký hiệu bản đồ Việt Nam được thể hiện như sau:
- Ký hiệu có dạng hình học cơ bản: tâm ký hiệu là tâm của các hình cơ bản đó;
- Ký hiệu tượng hình có đường đáy: tâm ký hiệu là điểm giữa của đường đáy;
- Ký hiệu có chân vuông góc hoặc chấm tròn, vòng tròn ở chân: tâm ký hiệu là đỉnh góc vuông ở chân hoặc tâm chấm tròn ở chân;
- Ký hiệu rỗng chân: tâm ký hiệu ở giữa hai chân;
- Ký hiệu hình tuyến: tâm ký hiệu là trục giữa của ký hiệu.
Lưu ý:
- Khi sử dụng ký hiệu để biểu thị chính xác vị trí đối tượng địa lý, tâm của ký hiệu phải đặt trùng với tâm của đối tượng.
- Khi nhiều đối tượng địa lý gần nhau, yêu cầu thể hiện chính xác, đúng vị trí những đối tượng địa lý có mức ưu tiên cao hơn và đối tượng địa lý có ý nghĩa phương vị cao hơn. Những đối tượng địa lý có mức ưu tiên thấp hơn thể hiện ngắt hoặc nhường nét. Quy định mức ưu tiên các đối tượng địa lý khi thể hiện trên bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:10.000 và 1:25.000 cụ thể như sau:
+ Đối với các đối tượng địa lý độc lập ưu tiên thể hiện theo thứ tự sau: điểm đo đạc quốc gia; đối tượng địa lý có ý nghĩa phương vị cao hơn, chất liệu kiên cố hơn;
+ Đối với các đối tượng địa lý hình tuyến ưu tiên theo thứ tự sau: đường sắt, đường bộ (từ đường cao tốc, quốc lộ đến đường tỉnh, đường huyện, đường giao thông khác), đường bờ nước, ranh giới sử dụng đất, ranh giới thực vật;
+ Trường hợp đặc biệt cho phép xê dịch ký hiệu 0,2 mm trên bản đồ nhưng phải đảm bảo tuân thủ mức độ ưu tiên của các đối tượng địa lý.
Nguyên tắc thể hiện tên gọi các đối tượng địa lý trên bản đồ Việt Nam như thế nào?
Căn cứ khoản 9 Điều 8 Thông tư 12/2020/TT-BTNMT quy định nguyên tắc thể hiện tên gọi các đối tượng địa lý bản đồ Việt Nam như sau:
- Thể hiện tên gọi theo tên đã có trong cơ sở dữ liệu địa danh;
- Khi tên gọi chưa có hoặc có thay đổi so với cơ sở dữ liệu địa danh phải điều tra, thu thập theo các văn bản có tính pháp lý của cơ quan có thẩm quyền và xác minh tại thực địa. Trong tệp siêu dữ liệu ghi nhận lại các địa danh này là địa danh chưa được chuẩn hóa.
- Đối với những khu vực có mật độ dày đặc cho phép thu nhỏ cỡ chữ bằng 2/3 cỡ chữ quy định trong ký hiệu;
- Khi thể hiện tên gọi các đối tượng địa lý ưu tiên thể hiện tên gọi những đối tượng lớn, có ý nghĩa quan trọng, nổi tiếng hoặc có tính định hướng. Trường hợp độ dung nạp của bản đồ không cho phép thể hiện đầy đủ tên gọi của các đối tượng địa lý được quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15 của Thông tư này, hoặc nếu thể hiện đầy đủ thì chữ ghi chú ảnh hưởng đến nội dung khác và khả năng đọc của bản đồ thì có thể sử dụng ghi chú tắt danh từ chung. Các chữ viết tắt danh từ chung chỉ dùng cho các đối tượng địa lý chưa có ký hiệu chung. Các chữ viết tắt danh từ chung tuân theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Các đối tượng địa lý có diện phân bố rộng thể hiện tên gọi trong phạm vi phân bố của đối tượng địa lý đó và có thể lặp lại với khoảng cách thích hợp, mỹ quan;
- Các đối tượng địa lý dạng tuyến dài thể hiện tên gọi lặp lại với khoảng cách từ 10,0 đến 15,0 cm;
- Các đối tượng địa lý nằm trên nhiều mảnh bản đồ thì thể hiện tên gọi trên tất cả các mảnh khi độ dung nạp nội dung bản đồ cho phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?