Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp tổ chức các cuộc họp bất thường có ít nhất bao nhiêu cha mẹ học sinh phải tham gia?
Quyền hạn của Ban đại diện cha mẹ học sinh?
Ban đại diện cha mẹ học sinh (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 4, khoản 2 Điều 6 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT có quy định cụ thể như sau:
Nhiệm vụ và quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp
...
2. Quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:
a) Quyết định triệu tập các cuộc họp cha mẹ học sinh theo quy định tại Điều 9 của Điều lệ này (trừ cuộc họp đầu năm học cử Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp) sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp;
b) Tổ chức lấy ý kiến cha mẹ học sinh của lớp về biện pháp quản lý giáo dục học sinh để kiến nghị cụ thể với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn về biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, chất lượng dạy học;
c) Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp.
...
Nhiệm vụ và quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường
...
2. Quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường:
a) Quyết định triệu tập các cuộc họp theo quy định tại Điều 9 của Điều lệ này (trừ cuộc họp đầu năm học cử Ban đại diện cha mẹ học sinh trường) sau khi đã thống nhất với Hiệu trưởng;
b) Căn cứ ý kiến của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để kiến nghị với Hiệu trưởng về những biện pháp cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học của trường và về quản lý, giáo dục học sinh;
c) Quyết định chi tiêu phục vụ các hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh từ nguồn ủng hộ, tài trợ tự nguyện theo quy định tại Điều 10 Điều lệ này.
Theo đó trên đây các các quyền hạn của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp và Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, bạn có thể tham khảo để biết thêm chi tiết cụ thể.
Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh như thế nào?
Theo Điều 10 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT có quy định về kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Cụ thể như sau:
* Nguồn Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh bao gồm:
- Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
- Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện học sinh trường.
* Quản lý và sử dụng kinh phí của Ban đại điện cha mẹ học sinh được xác định:
- Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp chủ trì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thống nhất ý kiến;
- Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất với Hiệu trưởng để quyết định kế hoạch sử dụng kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi được toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất ý kiến.
* Nguyên tắc thu, chi kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh:
Việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ; sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Không qui định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh.
* Các khoản ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học:
- Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện.
- Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh:
+ Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường;
+ Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh;
+ Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường;
+ Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường;
+ Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường;
+ Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp tổ chức các cuộc họp bất thường có ít nhất bao nhiêu cha mẹ học sinh phải tham gia?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 9 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT có quy định cụ thể như sau:
Hoạt động của cha mẹ học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh
...
2. Các cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh:
a) Đầu năm học giáo viên chủ nhiệm lớp triệu tập cuộc họp đầu tiên của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp cử trưởng ban, phó trưởng ban. Sau khi được cử, trưởng ban điều hành cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh để thông qua chương trình hoạt động cả năm học.
Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp tổ chức các cuộc họp thường kỳ theo chương trình hoạt động cả năm học và có thể họp bất thường khi có ít nhất 50% số cha mẹ học sinh đề nghị hoặc do trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp quyết định;
b) Đầu năm học, Hiệu trưởng họp với trưởng ban và phó trưởng ban của tất cả các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để cử ra Ban đại diện cha mẹ học sinh trường trong số những người thuộc thành phần được triệu tập họp, có thể cử cả người vắng mặt nếu đã được người đó đồng ý tham gia. Sau đó, Hiệu trưởng chủ trì cuộc họp đầu tiên của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để Ban đại diện cha mẹ học sinh trường cử trưởng ban, các phó trưởng ban, nếu cần có thể cử các thành viên thường trực. Sau khi được cử, trưởng ban điều hành cuộc họp tất cả các trưởng ban, phó trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để thông qua chương trình hoạt động cả năm học;
Ban đại diện cha mẹ học sinh trường họp thường kỳ theo chương trình hoạt động cả năm học và họp bất thường khi có ít nhất 50% số thành viên hoặc trưởng ban đề nghị.
...
Hiện không có định rõ về số lượng cha mẹ học sinh tham gia cuộc họp bất thường chỉ quy định Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp tổ chức các cuộc họp thường kỳ theo chương trình hoạt động cả năm học và có thể họp bất thường khi có ít nhất 50% số cha mẹ học sinh đề nghị hoặc do trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ung thư cổ tử cung là gì? Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm đến tính mạng không? Nguyên nhân tiên phát của ung thư cổ tử cung?
- Tháng Giêng là tháng mấy 2025? Tháng Giêng âm lịch 2025 có bao nhiêu ngày? Tháng Giêng là tháng mấy dương lịch?
- Mẫu Báo cáo về tổ chức hoạt động của quỹ từ thiện mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Hạn nộp báo cáo?
- Quy định về Kích thước Gương chiếu hậu xe máy đạt chuẩn 2025? Lỗi có gương chiếu hậu xe máy nhưng không có tác dụng theo Nghị định 168 là gì?
- Công nhận sáng kiến trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam với đối tượng và điều kiện thế nào?