Ban Công tác đại biểu có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội?
Ban Công tác đại biểu có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 21/2022/UBTVQH15 quy định như sau:
* Chủ trì tham mưu giúp Đảng đoàn Quốc hội cho ý kiến về nhân sự giữ chức vụ Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
* Chủ trì tham mưu giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội:
- Phê chuẩn kết quả bầu và việc cho thôi làm Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội; phê chuẩn đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Đoàn đại biểu Quốc hội; quyết định việc chuyển sinh hoạt Đoàn của đại biểu Quốc hội;
- Xem xét, quyết định việc chấp nhận đại biểu Quốc hội xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu trong thời gian Quốc hội không họp và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất hoặc báo cáo để Quốc hội quyết định trong thời gian Quốc hội họp;
- Xem xét, quyết định về việc đề nghị bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, người trúng cử đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp hoặc báo cáo để Quốc hội quyết định trong thời gian Quốc hội họp;
- Xem xét, quyết định đối với đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị về việc bãi nhiệm, cách chức, buộc thôi việc, sa thải người làm việc là đại biểu Quốc hội tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; việc tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội; việc đưa ra để Quốc hội bãi nhiệm hoặc cử tri nơi bầu ra đại biểu bãi nhiệm đại biểu Quốc hội;
- Hướng dẫn hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội; xem xét báo cáo về tình hình hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội;
- Quy định tên kỷ niệm chương, đối tượng, tiêu chuẩn tặng kỷ niệm chương và tổ chức thực hiện việc tặng kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; xem xét, cho ý kiến về việc đại biểu Quốc hội, nguyên đại biểu Quốc hội, cán bộ và nguyên cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận hình thức khen thưởng của cá nhân, tổ chức nước ngoài và các cơ quan, tổ chức quốc tế;
- Quy định, hướng dẫn về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu, chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm khác đối với đại biểu Quốc hội; ban hành cơ chế chính sách sử dụng chuyên gia trong hoạt động của Quốc hội;
- Thành lập đoàn công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về địa phương để xem xét các vấn đề mà đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội kiến nghị trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ban Công tác đại biểu;
* Chủ trì thực hiện:
- Tổ chức quản lý hồ sơ và các tài liệu liên quan đến đại biểu Quốc hội;
- Tổng hợp, báo cáo về tình hình thay đổi số lượng đại biểu Quốc hội trong nhiệm kỳ.
Ban Công tác đại biểu (Hình từ Internet)
Muốn bảo đảm hoạt động của Ban Công tác đại biểu phải đáp ứng các điều kiện gì?
Tại Điều 4 Nghị quyết 21/2022/UBTVQH15 quy định như sau:
Các điều kiện bảo đảm hoạt động của Ban Công tác đại biểu
1. Tham mưu, giúp việc cho Ban Công tác đại biểu là các vụ, cục, đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội, trực tiếp là Vụ Công tác đại biểu và Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử.
2. Ban Công tác đại biểu có con dấu theo quy định của pháp luật.
3. Kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất và các điều kiện bảo đảm khác cho hoạt động của Ban Công tác đại biểu do Văn phòng Quốc hội bảo đảm.
Theo đó, muốn bảo đảm hoạt động của Ban Công tác đại biểu phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Tham mưu, giúp việc cho Ban Công tác đại biểu là các vụ, cục, đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội, trực tiếp là Vụ Công tác đại biểu và Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử.
- Ban Công tác đại biểu có con dấu theo quy định của pháp luật.
- Kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất và các điều kiện bảo đảm khác cho hoạt động của Ban Công tác đại biểu do Văn phòng Quốc hội bảo đảm.
Lãnh đạo Ban Công tác đại biểu bao gồm những ai?
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 21/2022/UBTVQH15 quy định như sau:
Tổ chức của Ban Công tác đại biểu
1. Lãnh đạo Ban Công tác đại biểu gồm Trưởng Ban, các Phó Trưởng Ban do Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
2. Trưởng Ban Công tác đại biểu là người chịu trách nhiệm trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức và hoạt động của Ban Công tác đại biểu. Trưởng Ban Công tác đại biểu có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
...
Theo đó, Lãnh đạo Ban Công tác đại biểu gồm Trưởng Ban, các Phó Trưởng Ban do Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?