Ban Chủ nhiệm chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề bao gồm những ai và Ban Chủ nhiệm do ai thành lập?
Ban Chủ nhiệm chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề bao gồm những ai và Ban Chủ nhiệm do ai thành lập?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình đào tạo
1. Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình đào tạo cho từng ngành, nghề do Hiệu trưởng nhà trường thành lập để thực hiện nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho từng ngành, nghề đào tạo.
2. Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình đào tạo bao gồm: chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, ủy viên thư ký và các thành viên; số lượng và tiêu chuẩn các thành viên do Hiệu trưởng nhà trường quyết định.
3. Thành viên Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình đào tạo là những người có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, am hiểu và có kinh nghiệm về phát triển chương trình; có kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý trong lĩnh vực của ngành, nghề cần xây dựng.
4. Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình đào tạo chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng của chương trình đào tạo được phân công theo các quy định về xây dựng chương trình đào tạo.
Theo đó, Ban chủ nhiệm chương trình đào tạo cho từng ngành, nghề do Hiệu trưởng nhà trường thành lập để thực hiện nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo trình độ trung cấp cho từng ngành, nghề đào tạo.
- Ban chủ nhiệm chương trình đào tạo bao gồm: chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, ủy viên thư ký và các thành viên; số lượng và tiêu chuẩn các thành viên do Hiệu trưởng nhà trường quyết định.
- Thành viên Ban chủ nhiệm chương trình đào tạo là những người có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, am hiểu và có kinh nghiệm về phát triển chương trình; có kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý trong lĩnh vực của ngành, nghề cần xây dựng.
- Ban chủ nhiệm chương trình đào tạo chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng của chương trình đào tạo được phân công theo các quy định về xây dựng chương trình đào tạo.
Chương trình đào tạo (Hình từ Internet)
Thành phần Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề có bao gồm Ban chủ nhiệm không?
Tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo
...
3. Cơ cấu thành phần Hội đồng thẩm định bao gồm các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cán bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp và không bao gồm thành viên của Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình. Hội đồng thẩm định có ít nhất một phần ba thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp trình độ đào tạo và ngành, nghề tương ứng.
Theo đó, cơ cấu thành phần Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề bao gồm các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cán bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp và không bao gồm thành viên của Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình.
Hội đồng thẩm định có ít nhất một phần ba thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp trình độ đào tạo và ngành, nghề tương ứng.
Chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH quy định chương trình đào tạo của trường trung cấp nghề phải đảm bảo những yêu cầu như sau:
- Tên ngành, nghề trong chương trình đào tạo phải tuân thủ theo Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
- Nội dung phải đảm bảo quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với trình độ trung cấp theo từng ngành, nghề đào tạo.
- Chương trình đào tạo phải xác định được danh mục và thời lượng của từng môn học, mô đun tương ứng với phương thức đào tạo; thời gian học lý thuyết và thời gian học thực hành, thực tập.
- Nội dung và thời lượng học tập các môn học chung bắt buộc được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Bảo đảm tính khoa học, hệ thống, thực tiễn và linh hoạt, đáp ứng sự thay đổi của kỹ thuật công nghệ và thị trường lao động.
- Phân bổ thời gian, trình tự thực hiện các môn học, mô đun để đảm bảo thực hiện được mục tiêu giáo dục nghề nghiệp.
- Quy định những yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, để triển khai thực hiện chương trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.
- Quy định phương pháp đánh giá kết quả học tập, xác định mức độ đạt yêu cầu về năng lực của người học sau khi học xong các môn học, mô đun của chương trình đào tạo.
- Nội dung chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành, địa phơng và đất nước, phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, dịch vụ.
- Bảo đảm tính hiện đại và hội nhập quốc tế, có xu hướng tiếp cận với trình độ đào tạo nghề nghiệp tiên tiến của khu vực và thế giới.
- Bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?