Ban chỉ huy quân sự cấp xã có được sử dụng con dấu riêng không? Các chức vụ chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cấp xã do ai bổ nhiệm?
Ban chỉ huy quân sự cấp xã có được sử dụng con dấu riêng không?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 20 Luật Dân quân tự vệ 2019 có quy định như sau:
Ban chỉ huy quân sự cấp xã, thôn đội trưởng
1. Ban chỉ huy quân sự cấp xã là cơ quan thường trực công tác quốc phòng ở cấp xã. Thành phần Ban chỉ huy quân sự cấp xã bao gồm:
a) Chỉ huy trưởng là Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp xã, sĩ quan dự bị; trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh được gọi vào phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã;
b) Chính trị viên do Bí thư cấp ủy cấp xã đảm nhiệm;
c) Chính trị viên phó do Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã đảm nhiệm;
d) Phó Chỉ huy trưởng là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
2. Ban chỉ huy quân sự cấp xã có trụ sở hoặc nơi làm việc riêng, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định trên, Ban chỉ huy quân sự cấp xã có trụ sở hoặc nơi làm việc riêng và được sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật.
Ban chỉ huy quân sự cấp xã có được sử dụng con dấu riêng không? (Hình từ Internet)
Các chức vụ chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cấp xã do ai bổ nhiệm?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Dân quân tự vệ 2019 về thẩm quyền bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ, trừ chức vụ chỉ huy tự vệ trong doanh nghiệp quân đội như sau:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ
1. Thẩm quyền bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ, trừ chức vụ chỉ huy tự vệ trong doanh nghiệp quân đội được quy định như sau:
a) Tư lệnh quân khu, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy tiểu đoàn, hải đoàn Dân quân tự vệ;
b) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm chức vụ chỉ huy đại đội, hải đội Dân quân tự vệ; Tư lệnh Quân chủng Hải quân quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy hải đội tự vệ thuộc quyền quản lý;
c) Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định bổ nhiệm Thôn đội trưởng, Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng và Khẩu đội trưởng Dân quân tự vệ;
d) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức;
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là người có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
Người nào có thẩm quyền thành lập Ban chỉ huy quân sự cấp xã?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Dân quân tự vệ 2019 về thẩm quyền thành lập đơn vị Dân quân tự vệ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, trừ đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp quân đội như sau:
Thẩm quyền thành lập, giải thể đơn vị Dân quân tự vệ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức
1. Thẩm quyền thành lập đơn vị Dân quân tự vệ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, trừ đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp quân đội được quy định như sau:
a) Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam quyết định thành lập đại đội Dân quân tự vệ pháo phòng không, đại đội Dân quân tự vệ pháo binh;
b) Tư lệnh quân khu, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định thành lập tiểu đoàn tự vệ; hải đội Dân quân tự vệ, hải đội dân quân thường trực; hải đoàn Dân quân tự vệ;
c) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định thành lập đại đội tự vệ, đại đội dân quân cơ động; trung đội Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh; trung đội Dân quân tự vệ biển; tiểu đội, trung đội dân quân thường trực;
d) Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định thành lập trung đội Dân quân tự vệ cơ động; tiểu đội, trung đội Dân quân tự vệ tại chỗ; khẩu đội Dân quân tự vệ pháo binh; tổ, tiểu đội dân quân trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế; tiểu đội Dân quân tự vệ biển;
đ) Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã quyết định thành lập tổ dân quân tại chỗ sau khi báo cáo Ban chỉ huy quân sự cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã; nơi không có đơn vị hành chính cấp xã do Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định thành lập;
e) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định thành lập Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức.
...
Như vậy, theo quy định trên, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định thành lập Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?