Ban Chỉ đạo về trang thiết bị y tế họp định kỳ bao lâu một lần? Bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo do ai quyết định thành lập?
Ban Chỉ đạo về trang thiết bị y tế họp định kỳ bao lâu một lần?
Chế độ họp của Ban Chỉ đạo về trang thiết bị y tế được quy định tại Điều 9 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về trang thiết bị y tế ban hành kèm theo Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2011 như sau:
Chế độ họp
1. Ban Chỉ đạo họp định kỳ 6 tháng một lần. Trường hợp cần thiết, Trưởng Ban Chỉ đạo có thể triệu tập họp bất thường.
2. Trước khi họp Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo thông báo đến các thành viên Ban Chỉ đạo trước 07 ngày làm việc.
Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định mời đại diện chuyên gia tham dự các cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
Như vậy, theo quy định, Ban Chỉ đạo về trang thiết bị y tế họp định kỳ 6 tháng một lần.
Trường hợp cần thiết, Trưởng Ban Chỉ đạo có thể triệu tập họp bất thường.
Ban Chỉ đạo về trang thiết bị y tế họp định kỳ bao lâu một lần? (Hình từ Internet)
Trưởng Ban Chỉ đạo về trang thiết bị y tế có nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của Trưởng Ban Chỉ đạo về trang thiết bị y tế được quy định tại Điều 5 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về trang thiết bị y tế ban hành kèm theo Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2011 như sau:
Trưởng Ban Chỉ đạo
1. Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nội dung và hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo.
2. Lãnh đạo, điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo.
3. Triệu tập, chủ trì và kết luận các cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
4. Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Như vậy, theo quy định, Trưởng Ban Chỉ đạo về trang thiết bị y tế có các nhiệm vụ sau đây:
(1) Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nội dung và hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo.
(2) Lãnh đạo, điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo.
(3) Triệu tập, chủ trì và kết luận các cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
(4) Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo về trang thiết bị y tế do ai quyết định thành lập?
Bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo về trang thiết bị y tế được quy định tại Điều 3 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về trang thiết bị y tế ban hành kèm theo Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2011 như sau:
Điều 3
Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo là Bộ Y tế. Phó Trưởng Ban Chỉ đạo - Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo; các thành viên của bộ phận giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Như vậy, theo quy định, Bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo về trang thiết bị y tế do Phó Trưởng Ban Chỉ đạo - Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập.
Phó Trưởng Ban Chỉ đạo về trang thiết bị y tế có nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của Phó Trưởng Ban Chỉ đạo về trang thiết bị y tế được quy định tại Điều 6 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về trang thiết bị y tế ban hành kèm theo Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2011 như sau:
Phó Trưởng Ban Chỉ đạo
1. Giúp Trưởng Ban trực tiếp điều phối các hoạt động chung của Ban Chỉ đạo trong quá trình triển khai thực hiện chính sách về trang thiết bị y tế, kế hoạch quốc gia về trang thiết bị y tế đã được phê duyệt.
2. Tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về các chủ trương, chính sách, cơ chế, giải pháp về nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và sử dụng trang thiết bị y tế.
3. Kiểm tra, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo về sự phối hợp hoạt động giữa các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án trọng điểm về trang thiết bị y tế.
4. Thừa ủy quyền Trưởng Ban Chỉ đạo xử lý công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo; tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất.
5. Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo.
Như vậy, theo quy định, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo về trang thiết bị y tế có các nhiệm vụ sau đây:
(1) Giúp Trưởng Ban trực tiếp điều phối các hoạt động chung của Ban Chỉ đạo trong quá trình triển khai thực hiện chính sách về trang thiết bị y tế, kế hoạch quốc gia về trang thiết bị y tế đã được phê duyệt.
(2) Tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về các chủ trương, chính sách, cơ chế, giải pháp về nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và sử dụng trang thiết bị y tế.
(3) Kiểm tra, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo về sự phối hợp hoạt động giữa các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án trọng điểm về trang thiết bị y tế.
(4) Thừa ủy quyền Trưởng Ban Chỉ đạo xử lý công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo; tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất.
(5) Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải được sơn màu gì? Tài xế lái xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm?
- Lịch nghỉ tết ngân hàng HDBank 2025 chi tiết? Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng là ai?
- Ngân hàng ACB làm việc đến ngày nào nghỉ Tết 2025? Mức trích lập dự phòng chung của tổ chức tín dụng?
- Giờ đẹp cúng rước ông bà về ăn Tết năm 2025? Cách cúng mời ông bà về ăn Tết Nguyên Đán năm 2025? Cúng rước ông bà gồm những món gì
- Mùng 4 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch? Mùng 4 Tết Âm lịch là thứ mấy? Tết Âm lịch Ất Tỵ có bắn pháo hoa không?