Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực do ai thành lập? Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực làm việc dựa trên nguyên tắc gì?
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực do ai thành lập?
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Hình từ Internet)
Theo Điều 2 Quy định 32-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:
Chức năng của Ban Chỉ đạo
Ban Chỉ đạo do Bộ Chính trị thành lập, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước.
Căn cứ trên quy định Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực do Bộ Chính trị thành lập, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước.
Như vậy, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực do Bộ Chính trị thành lập.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực làm việc dựa trên nguyên tắc gì?
Theo Điều 4 Quy định 32-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:
Nguyên tắc làm việc
1. Ban Chỉ đạo chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
2. Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể thảo luận, Trưởng ban kết luận và chỉ đạo thực hiện.
3. Ban Chỉ đạo hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; tuân thủ quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tôn trọng, không làm cản trở hoạt động bình thường và không làm thay nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Theo đó, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực làm việc dựa trên nguyên tắc sau đây:
- Ban Chỉ đạo chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
- Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể thảo luận, Trưởng ban kết luận và chỉ đạo thực hiện.
- Ban Chỉ đạo hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; tuân thủ quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tôn trọng, không làm cản trở hoạt động bình thường và không làm thay nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Giới hạn phạm vi chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực là gì?
Theo Điều 3 Quy định 32-QĐ/TW năm 2021 quy định về phạm vi chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực như sau:
Phạm vi chỉ đạo của Ban Chỉ đạo
1. Chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng; phòng, chống tiêu cực, trọng tâm là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của các tổ chức trong hệ thống chính trị trong phạm vi cả nước.
2. Trực tiếp chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng hoặc có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; các vụ án, vụ việc tiêu cực khác ngoài tham nhũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín, phẩm chất đạo đức, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ (gọi chung hai loại vụ án, vụ việc này là vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm).
Căn cứ trên quy định giới hạn phạm vi chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực như sau:
- Ban Chỉ đạo Trung ương chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng; phòng, chống tiêu cực, trọng tâm là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của các tổ chức trong hệ thống chính trị trong phạm vi cả nước.
- Ban Chỉ đạo Trung ương trực tiếp chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng hoặc có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm;
- Ban Chỉ đạo Trung ương trực tiếp chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tiêu cực khác ngoài tham nhũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín, phẩm chất đạo đức, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?