Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân là ai?
- Ban Chỉ đạo có được sử dụng con dấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi thực hiện nhiệm vụ không?
Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân hoạt động theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 5 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định về nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo
1. Chịu sự lãnh đạo của Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Họp bàn, quyết định các vấn đề theo nguyên tắc tập trung dân chủ, Trưởng ban kết luận và chỉ đạo thực hiện theo chương trình, kế hoạch công tác và phục vụ kịp thời yêu cầu của Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và của Ban Chỉ đạo Trung ương.
3. Thống nhất trong chỉ đạo, điều hành, phân công nhiệm vụ cụ thể, phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên Ban Chỉ đạo trong triển khai hoạt động chung và thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Như vậy, Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:
(1) Chịu sự lãnh đạo của Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
(2) Họp bàn, quyết định các vấn đề theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Trưởng ban kết luận và chỉ đạo thực hiện theo chương trình, kế hoạch công tác và phục vụ kịp thời yêu cầu của Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và của Ban Chỉ đạo Trung ương.
(3) Thống nhất trong chỉ đạo, điều hành, phân công nhiệm vụ cụ thể, phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên Ban Chỉ đạo trong triển khai hoạt động chung và thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân hoạt động theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân là ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định về cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ đạo như sau:
Cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ đạo
1. Ban Chỉ đạo do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định thành lập. Ban Chỉ đạo có Trưởng Ban là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Trưởng Ban là Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các thành viên gồm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, đại diện đơn vị nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
2. Thường trực Ban Chỉ đạo gồm Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban.
3. Cơ quan thường trực
Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo. Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo giao các thành viên Tổ Giúp việc thuộc Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, do Tổ trưởng Tổ Giúp việc trực tiếp phân công và điều hành dưới sự chỉ đạo của Thường trực Ban Chỉ đạo.
4. Tổ Giúp việc do Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định thành lập. Tổ Giúp việc có Tổ trưởng là Phó Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổ phó và các thành viên, do Phó Trưởng Ban Chỉ đạo đề xuất.
Như vậy, theo quy định, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Ban Chỉ đạo có được sử dụng con dấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi thực hiện nhiệm vụ không?
Căn cứ khoản 10 Điều 3 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo
...
7. Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, tiếp thu ý kiến của công chức, viên chức và người lao động về những nội dung liên quan đến việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nhằm rút ra được những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm.
8. Kiến nghị, đề xuất với Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về những chủ trương, giải pháp nhằm chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
9. Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước về thực hiện dân chủ và Quy chế về thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân; khen thưởng đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện tốt dân chủ.
10. Ban Chỉ đạo được sử dụng con dấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.
Như vậy, theo quy định, Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân được sử dụng con dấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?