Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia do ai thành lập? Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia có những nhiệm vụ gì?
Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia do ai thành lập?
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia như sau:
Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia
1. Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ thành lập, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành công tác phòng thủ dân sự trên phạm vi cả nước. Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia được sử dụng dấu quốc huy để thực hiện nhiệm vụ, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
...
Như vậy, Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ thành lập, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành công tác phòng thủ dân sự trên phạm vi cả nước. Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia được sử dụng dấu quốc huy để thực hiện nhiệm vụ, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định cơ cấu tổ chức Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia như sau:
Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia
...
2. Cơ cấu tổ chức
a) Trưởng ban: Thủ tướng Chính phủ.
b) Phó Trưởng ban:
Phó Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, Phó Trưởng ban thường trực;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Bộ trưởng Bộ Công an.
c) Ủy viên là Bộ trưởng các bộ, người đứng đầu cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
...
Theo đó, cơ cấu tổ chức Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia bao gồm:
- Trưởng ban: Thủ tướng Chính phủ.
- Phó Trưởng ban: Phó Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, Phó Trưởng ban thường trực; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Bộ trưởng Bộ Công an.
- Ủy viên là Bộ trưởng các bộ, người đứng đầu cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia là cơ quan nào?
Theo khoản 3 Điều 20 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia
...
3. Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia là Bộ Quốc phòng.
Cơ quan chuyên trách giúp việc Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia là Cục Cứu hộ - Cứu nạn/Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.
Theo đó, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia là Bộ Quốc phòng.
Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia có những nhiệm vụ gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 20 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định nhiệm vụ Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia như sau:
Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia
...
4. Nhiệm vụ
a) Xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch quốc gia, chính sách, pháp luật về phòng thủ dân sự, ứng phó thảm họa và tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn bộ, ngành trung ương, địa phương xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phòng thủ dân sự, ứng phó thảm họa và tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ;
c) Chỉ đạo, điều phối phòng thủ dân sự, khắc phục thảm họa và tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi toàn quốc;
d) Quyết định các biện pháp cấp bách, huy động các nguồn lực của các bộ, ngành trung ương, tổ chức, cá nhân để phòng thủ dân sự, khắc phục thảm họa và tìm kiếm cứu nạn;
đ) Chỉ đạo thống kê số liệu thiệt hại, nhu cầu cứu trợ của các địa phương, bộ, ngành trung ương và đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định các biện pháp và nguồn lực phòng thủ dân sự, khắc phục thảm họa và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi cả nước;
e) Thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành trung ương, địa phương thực hiện các hoạt động phòng thủ dân sự, ứng phó thảm họa và tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ.
Theo đó, Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia có những nhiệm vụ sau đây:
- Xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch quốc gia, chính sách, pháp luật về phòng thủ dân sự, ứng phó thảm họa và tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ;
- Chỉ đạo, hướng dẫn bộ, ngành trung ương, địa phương xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phòng thủ dân sự, ứng phó thảm họa và tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ;
- Chỉ đạo, điều phối phòng thủ dân sự, khắc phục thảm họa và tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi toàn quốc;
- Quyết định các biện pháp cấp bách, huy động các nguồn lực của các bộ, ngành trung ương, tổ chức, cá nhân để phòng thủ dân sự, khắc phục thảm họa và tìm kiếm cứu nạn;
- Chỉ đạo thống kê số liệu thiệt hại, nhu cầu cứu trợ của các địa phương, bộ, ngành trung ương và đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định các biện pháp và nguồn lực phòng thủ dân sự, khắc phục thảm họa và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi cả nước;
- Thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành trung ương, địa phương thực hiện các hoạt động phòng thủ dân sự, ứng phó thảm họa và tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thỏa thuận liên doanh tham gia đấu thầu dự án đầu tư công trình năng lượng chuẩn Thông tư 24?
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?