Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố Tổng cục Hải quan có chức năng gì? Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố Tổng cục Hải quan có chức năng gì?
- Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố Tổng cục Hải quan có chức năng gì?
- Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố Tổng cục Hải quan hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố Tổng cục Hải quan có nhiệm vụ và quyền bạn như thế nào?
- Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố Tổng cục Hải quan họp thường kỳ bao nhiêu tháng một lần?
Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố Tổng cục Hải quan có chức năng gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1012/QĐ-TCHQ năm 2016, có quy định về chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo như sau:
Chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo
1. Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố Tổng cục Hải quan (sau đây gọi là Ban chỉ đạo) có chức năng tham mưu giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ đạo, triển khai, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trong ngành Hải quan thực hiện công tác phòng, chống khủng bố.
2. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo được quy định cụ thể tại Điều 2 Quyết định 3642/QĐ-TCHQ ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố Tổng cục Hải quan.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố Tổng cục Hải quan có chức năng tham mưu giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ đạo, triển khai, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trong ngành Hải quan thực hiện công tác phòng, chống khủng bố.
Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố Tổng cục Hải quan (Hình từ Internet)
Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố Tổng cục Hải quan hoạt động theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1012/QĐ-TCHQ năm 2016, có quy định về nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo
1. Ban chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong công tác chỉ đạo; Thảo luận tập thể và quyết định các nội dung, chương trình, kế hoạch về phòng, chống khủng bố của ngành Hải quan; Chương trình công tác hàng năm của Ban chỉ đạo.
2. Thành viên Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống khủng bố theo sự phân công của Trưởng Ban chỉ đạo.
3. Ý kiến tham gia của các thành viên trong các hoạt động của Ban chỉ đạo đồng thời là ý kiến chính thức của đơn vị mà thành viên đó là lãnh đạo.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố Tổng cục Hải quan hoạt động theo nguyên tắc sau:
- Ban chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong công tác chỉ đạo; Thảo luận tập thể và quyết định các nội dung, chương trình, kế hoạch về phòng, chống khủng bố của ngành Hải quan; Chương trình công tác hàng năm của Ban chỉ đạo.
- Thành viên Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống khủng bố theo sự phân công của Trưởng Ban chỉ đạo.
- Ý kiến tham gia của các thành viên trong các hoạt động của Ban chỉ đạo đồng thời là ý kiến chính thức của đơn vị mà thành viên đó là lãnh đạo
Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố Tổng cục Hải quan có nhiệm vụ và quyền bạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1012/QĐ-TCHQ năm 2016, có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Chỉ đạo như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Chỉ đạo
1. Chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Ban chỉ đạo được quy định tại Điều 2 Quyết định 3642/QĐ-TCHQ ngày 09/11/2015 của Tổng cục Hải quan về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố Tổng cục Hải quan.
2. Phê duyệt thành viên Ban chỉ đạo và quyết định bổ sung, thay thế thành viên Ban chỉ đạo, thành viên Tổ giúp việc Ban chỉ đạo khi cần thiết.
3. Triệu tập, chủ trì (hoặc ủy quyền cho các Phó trưởng Ban chỉ đạo triệu tập, chủ trì) các cuộc họp của Ban chỉ đạo.
Như vậy, theo quy định trên thì Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố Tổng cục Hải quan có nhiệm vụ và quyền bạn như sau:
- Chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Ban chỉ đạo theo quy định;
- Phê duyệt thành viên Ban chỉ đạo và quyết định bổ sung, thay thế thành viên Ban chỉ đạo, thành viên Tổ giúp việc Ban chỉ đạo khi cần thiết.
- Triệu tập, chủ trì (hoặc ủy quyền cho các Phó trưởng Ban chỉ đạo triệu tập, chủ trì) các cuộc họp của Ban chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố Tổng cục Hải quan họp thường kỳ bao nhiêu tháng một lần?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1012/QĐ-TCHQ năm 2016, có quy định về chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo như sau:
Chế độ làm việc của Ban chỉ đạo
1. Ban chỉ đạo họp thường kỳ 6 tháng một lần và đột xuất khi cần thiết.
2. Thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban chỉ đạo và có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung về lĩnh vực được phân công. Trường hợp không thể dự họp được, thành viên Ban chỉ đạo có thể ủy quyền cho người khác tham dự nhưng phải chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia của người được ủy quyền và có thông báo đến bộ phận thường trực Ban chỉ đạo về việc này để tổng hợp, báo cáo Trưởng ban chỉ đạo.
3. Tổ giúp việc Ban chỉ đạo họp thường kỳ 6 tháng một lần hoặc đột xuất theo yêu cầu của Trưởng ban chỉ đạo. Các thành viên Tổ giúp việc phải tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban chỉ đạo và có trách nhiệm báo cáo thành viên Ban chỉ đạo của đơn vị mình về các nội dung được thảo luận và ý kiến kết luận trong cuộc họp. Trường hợp không dự họp được phải báo cáo Tổ trưởng Tổ giúp việc trước khi cuộc họp diễn ra.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố Tổng cục Hải quan họp thường kỳ 6 tháng một lần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?