Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam làm việc dựa theo nguyên tắc nào? Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam giúp Thủ tướng Chính phủ như thế nào?
Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam làm việc dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Namban hành kèm theo Quyết định 2226/QĐ-BCĐĐASHTH năm 2012, có quy định về nguyên tắc làm việc như sau:
Nguyên tắc làm việc
1. Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đề cao trách nhiệm cá nhân của Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban và các Ủy viên của Ban.
2. Bảo đảm chủ động giải quyết nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo và sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ triển khai Đề án số hóa truyền hình Việt Nam.
3. Giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm được phân công, đúng trình tự, thủ tục theo các quy định của pháp luật, bảo đảm kịp thời, chất lượng, hiệu quả.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam làm việc theo nguyên tắc sau:
- Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đề cao trách nhiệm cá nhân của Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban và các Ủy viên của Ban.
- Bảo đảm chủ động giải quyết nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo và sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ triển khai Đề án số hóa truyền hình Việt Nam.
- Giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm được phân công, đúng trình tự, thủ tục theo các quy định của pháp luật, bảo đảm kịp thời, chất lượng, hiệu quả.
Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam làm việc dựa theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam giúp Thủ tướng Chính phủ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 714/QĐ-TTg năm 2012, có quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo như sau:
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo
1. Ban Chỉ đạo giúp Thủ tướng Chính phủ:
- Thống nhất chỉ đạo việc thực hiện Đề án số hóa truyền hình mặt đất trên phạm vi cả nước;
- Quyết định thời điểm kết thúc truyền hình tương tự mặt đất để chuyển sang truyền hình số mặt đất trên phạm vi cả nước.
2. Chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương phối hợp tổ chức thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất; kiểm soát, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững cho các doanh nghiệp tham gia truyền dẫn, phát sóng số theo đúng Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020, Đề án số hóa và Quy hoạch về tần số vô tuyến điện về phát thanh, truyền hình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Quyết định thời điểm kết thúc truyền hình tương tự mặt đất để chuyển sang truyền hình số mặt đất tại từng địa phương.
4. Tổng kết, đánh giá và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Đề án số hóa truyền hình mặt đất theo từng giai đoạn, để điều chỉnh, bổ sung lộ trình số hóa cho phù hợp với thực tế.
Như vậy, thì Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam giúp Thủ tướng Chính phủ như sau:
- Thống nhất chỉ đạo việc thực hiện Đề án số hóa truyền hình mặt đất trên phạm vi cả nước;
- Quyết định thời điểm kết thúc truyền hình tương tự mặt đất để chuyển sang truyền hình số mặt đất trên phạm vi cả nước.
Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam có được mời các chuyên gia ngoài nước để tham khảo ý kiến khi cần thiết không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Quyết định 714/QĐ-TTg năm 2012, có quy định về quy chế và tổ chức hoạt động như sau:
Quy chế và tổ chức hoạt động
1. Ban Chỉ đạo hoạt động theo Quy chế do Trưởng Ban Chỉ đạo ban hành.
2. Trưởng ban, Phó Trưởng ban, các Ủy viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Nhiệm vụ cụ thể của các Ủy viên Ban Chỉ đạo do Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, được sử dụng bộ máy của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
4. Ban Chỉ đạo được mời các chuyên gia trong và ngoài nước để tham khảo ý kiến khi cần thiết.
5. Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của Bộ Thông tin và Truyền thông; các Ủy viên Ban Chỉ đạo ký các văn bản chỉ đạo, sử dụng con dấu của Bộ, cơ quan mình phụ trách.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam được mời các chuyên gia ngoài nước để tham khảo ý kiến khi cần thiết.
Các Ủy viên của Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam là đại diện lãnh đạo của các cơ quan nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 714/QĐ-TTg năm 2012, được sửa đổi bởi điều 1 Quyết định 891/QĐ-TTg năm 2016, có quy định như sau:
Thành lập Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo), bao gồm:
...
3. Các ủy viên Ban Chỉ đạo là đại diện lãnh đạo của các cơ quan:
- Bộ Công Thương;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Bộ Tài chính;
- Đài Truyền hình Việt Nam;
- Đài Tiếng nói Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì các Ủy viên của Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam là đại diện lãnh đạo của các cơ quan sau:
- Bộ Công Thương;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Bộ Tài chính;
- Đài Truyền hình Việt Nam;
- Đài Tiếng nói Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?
- 04 nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng? Hợp đồng xây dựng được phân loại theo các tiêu chí nào?
- Lịch âm dương 2024, Lịch vạn niên 2024 mới nhất: Còn bao nhiêu ngày nữa hết năm 2024 dương và âm lịch?