Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ hiện nay có những Phó Trưởng ban nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Trưởng ban là gì
- Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ hiện nay có những Phó Trưởng ban nào?
- Các Phó trưởng ban của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính thuộc Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Kết luận của Phó Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính trong kỳ họp Ban chỉ đạo phải được thể hiện dưới dạng nào?
Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ hiện nay có những Phó Trưởng ban nào?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 204/QĐ-TTg năm 2022 quy định về danh sách thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính như sau:
Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ gồm các ông, bà có tên sau đây:
1. Ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo;
2. Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo;
3. Ông Trần Văn Sơn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo;
4. Ông Nguyễn Trọng Thừa, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo;
5. Ông Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Ủy viên;
6. Ông Tạ Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Ủy viên;
7. Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy viên;
8. Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Ủy viên;
9. Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên;
10. Thiếu tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên;
...
Theo quy định nêu trên thì Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ hiện nay sẽ có Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo và Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, trong đó:
(1) Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đảm nhận chức danh Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo.
(2) Ông Trần Văn Sơn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo;
(3) Ông Nguyễn Trọng Thừa, Thứ trưởng Bộ Nội vụ đảm nhận chức danh Phó Trưởng Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ hiện nay có những Phó Trưởng ban nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Trưởng ban là gì (Hình từ Internet)
Các Phó trưởng ban của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính thuộc Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Đối với chức danh Phó Trưởng ban Chỉ đạo - Bộ trưởng Bộ Nội vụ:
Theo Điều 6 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-BCĐCCHC năm 2022 thì Phó Trưởng ban Chỉ đạo - Bộ trưởng Bộ Nội vụ sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo trực tiếp điều phối các hoạt động của Ban Chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo về toàn bộ hoạt động của Ban Chỉ đạo;
(2) Thay mặt Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì và điều phối hoạt động chung của Ban Chỉ đạo khi Trưởng ban vắng mặt hoặc được Trưởng Ban Chỉ đạo ủy quyền;
(3) Chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo theo sự ủy quyền của Trưởng ban Chỉ đạo, trường hợp vượt quá phạm vi quyền hạn được giao phải báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định.
(4) Tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo để kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương hướng, biện pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác cải cách hành chính và việc thực hiện chương trình, cải cách hành chính của Chính phủ.
(5) Kiểm tra, đánh giá, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo về sự phối hợp giữa các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính của Chính phủ.
(6) Thành lập hoặc tham mưu Trưởng Ban Chỉ đạo thành lập các tiểu ban giúp Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo yêu cầu.
(7) Được sử dụng con dấu của Bộ Nội vụ.
Đối với chức danh Phó Trưởng ban Chỉ đạo - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ:
Tại Điều 7 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-BCĐCCHC năm 2022 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
(1) Giúp Trưởng Ban điều hành giải quyết các công việc liên quan đến cải cách hành chính theo chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Chính phủ.
(2) Chủ động xử lý, phân công các Ủy viên Ban Chỉ đạo là cán bộ, công chức Văn phòng Chính phủ xử lý và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban các nội dung công việc về cải cách hành chính thuộc nhiệm vụ quyền hạn do Văn phòng Chính phủ phụ trách.
(3) Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Ban.
(4) Được sử dụng con dấu của Văn phòng Chính phủ.
Đối với Phó Trưởng ban Chỉ đạo là Thứ trưởng Bộ Nội vụ:
Theo Điều 8 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-BCĐCCHC năm 2022, Phó Trương ban sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban thường trực giao.
(2) Tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo các biện pháp, giải pháp đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhà nước.
(3) Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo.
(4 Được sử dụng con dấu của Bộ Nội vụ.
Kết luận của Phó Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính trong kỳ họp Ban chỉ đạo phải được thể hiện dưới dạng nào?
Căn cứ Điều 10 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-BCĐCCHC năm 2022 quy định như sau:
Chế độ họp và thông tin, báo cáo
1. Ban Chỉ đạo họp trực tiếp hoặc trực tuyến định kỳ 01 quý/01 lần để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện tổng thể các nội dung, nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành của các thành viên Ban Chỉ đạo hoặc đánh giá chuyên sâu theo từng chuyên đề và xác định chương trình, kế hoạch công tác cho thời gian tiếp theo.
2. Khi có yêu cầu hoặc khi cần chỉ đạo theo từng chuyên đề, Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định họp đột xuất toàn thể Ban Chỉ đạo hoặc họp với một số thành viên Ban Chỉ đạo. Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định việc mời đại biểu không thuộc Ban Chỉ đạo tham dự các cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
3. Các phiên họp của Ban Chỉ đạo phải được thông báo bằng văn bản về nội dung, thời gian và địa điểm ít nhất trước 03 ngày làm việc và kèm theo các tài liệu liên quan.
4. Kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc Phó Trưởng Ban Chỉ đạo được thể hiện bằng văn bản thông báo của Ban Chỉ đạo.
...
Như vậy, các kết luận của Phó Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính trong kỳ họp Ban chỉ đạo phải được thể hiện bằng văn bản thông báo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?