Bản chất pháp lý của hợp đồng cộng tác viên được quy định như thế nào? Hợp đồng cộng tác viên có được xem là một loại hợp đồng lao động hay không?

Hợp đồng cộng tác viên (hay một số hợp đồng có tính chất tương tự như hợp đồng chuyên gia, hợp đồng thực hiện công việc cá nhân,…) được ký kết giữa người sử dụng lao động với người cộng tác viên thì có được xem là hợp đồng lao động hay không?

Bản chất pháp lý của hợp đồng cộng tác viên được quy định như thế nào?

Về mặt pháp lý, hợp đồng cộng tác viên (hay một số hợp đồng có tính chất tương tự như hợp đồng chuyên gia, hợp đồng thực hiện công việc cá nhân,…) có thể được xem xét là một loại hợp đồng dịch vụ (với cơ sở pháp lý là sự tồn tại mối quan hệ giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ).

Cụ thể, Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

“Điều 513. Hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”.

Căn cứ pháp lý chung cho hợp đồng dịch vụ: Chúng ta có thể kiểm tra quy định từ Điều 513 đến Điều 521 Bộ luật Dân sự 2015.

Tải về mẫu hợp đồng cộng tác viên mới nhất 2023: Tại Đây

Hợp đồng cộng tác viên được ký kết giữa người sử dụng lao động với người cộng tác viên thì có được xem là hợp đồng lao động hay không?

Hợp đồng cộng tác viên được ký kết giữa người sử dụng lao động với người cộng tác viên thì có được xem là hợp đồng lao động hay không? (Hình từ Internet)

Nguồn pháp luật điều chỉnh đối với hợp đồng cộng tác viên là Bộ luật Dân sự hay Luật Thương mại?

Khái niệm về hợp đồng dịch vụ đang được điều chỉnh bởi hai nguồn luật chính đó là Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại. Nhưng đặt trong mối quan hệ pháp lý này thì Bộ luật Dân sự hay Luật Thương mại sẽ là nguồn luật điều chỉnh?

Xét bản chất của hợp đồng cộng tác viên thì có thể nhận thấy rằng đây là hoạt động nhằm mục đích sinh lời (đều hướng đến mục đích là tìm kiếm lợi nhuận).

Cho nên nguồn luật điều chỉnh đối với loại hợp đồng cộng tác viên sẽ là Luật Thương mại.

Cụ thể, Điều 1 và Điều 3 Luật Thương mại 2005 có quy định:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này.
3. Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.

Hợp đồng cộng tác viên có được xem là một loại hợp đồng lao động hay không?

Theo quy định của pháp luật lao động, có hai loại hợp đồng lao động là (1) hợp đồng lao động không xác định thời hạn và (2) hợp đồng lao động xác định thời hạn (Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019).

Do đó, về mặt tên gọi thì hợp đồng cộng tác viên không phải là một loại hợp đồng lao động.

Nhưng đối với pháp luật Việt Nam thì tên gọi không phải là yếu tố quyết định, mà nội dung và bản chất của hợp đồng mới là yếu tố quan trọng nhất. Cụ thể, khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

“Điều 13. Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động”.

Như vậy, nếu nội dung của hợp đồng cộng tác viên (hợp đồng chuyên gia, hợp đồng thực hiện công việc cá nhân,…) được ký kết giữa người sử dụng lao động với người cộng tác viên mà có chứa đựng các nội dung giống hoặc có tính chất tương tự như nội dung của hợp đồng lao động (chứa các nội dung được quy định tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019) thì đây có thể được xem là hợp đồng lao động.

Theo đó, bản chất giữa các bên thực tế đã xác lập mối quan hệ lao động chứ không phải là mối quan hệ cung ứng dịch vụ được điều chỉnh bởi Luật Thương mại.

Hợp đồng cộng tác viên Tải về quy định liên quan đến Hợp đồng cộng tác viên:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hợp đồng cộng tác viên được hiểu như thế nào? Hợp đồng cộng tác viên có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Pháp luật
Cộng tác viên sẽ được ký hợp đồng gì? Mẫu hợp đồng cộng tác viên mới nhất năm 2023 được quy định như thế nào?
Pháp luật
Bản chất pháp lý của hợp đồng cộng tác viên được quy định như thế nào? Hợp đồng cộng tác viên có được xem là một loại hợp đồng lao động hay không?
Pháp luật
Rủi ro pháp lý khi giao kết hợp đồng cộng tác viên để trốn đóng bảo hiểm xã hội? Hành vi này bị xử phạt bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng cộng tác viên
3,423 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng cộng tác viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào