Bản chất của trưng dụng tài sản là gì? Việc trưng dụng tài sản được áp dụng với những loại tài sản nào, trong thời hạn bao lâu? Ai có thẩm quyền quyết định việc trưng dụng tài sản?
Bản chất của trưng dụng tài sản là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008, trưng dụng tài sản được hiểu như sau:
"2. Trưng dụng tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia."
Như vậy, trưng dụng tài sản được thực hiện trong những trường hợp cần thiết vì các lý do liên quan đến lợi ích của quốc gia mà Nhà nước tiến hành sử dụng có thời hạn các tài sản của tổ chức, cá nhân và hộ gia đình.
Bản chất của trưng dụng tài sản
Trưng dụng tài sản được áp dụng đối với những tài sản nào?
Tài sản thuộc đối tượng trưng dụng được quy định tại Điều 23 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 , bao gồm:
(1) Nhà, tài sản khác gắn liền với đất.
(2) Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật khác.
Quyết định trưng dụng tài sản do ai quyết định, thực hiện theo trình tự nào?
* Thẩm quyền quyết định việc trưng dụng tài sản thuộc về các đối tượng quy định tại Điều 24 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008, gồm:
(1) Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định trưng dụng tài sản quy định tại Điều 23 của Luật này.
(2) Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này không được phân cấp thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản.
* Quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 26 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 như sau:
(1) Người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản được quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói. Khi quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói, người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản phải viết giấy xác nhận việc trưng dụng tài sản ngay tại thời điểm trưng dụng. Nội dung giấy xác nhận phải ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản; tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản; tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản trưng dụng; mục đích, thời hạn trưng dụng; tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng.
(2) Chậm nhất là bốn mươi tám giờ, kể từ thời điểm quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói, cơ quan của người đã quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản việc trưng dụng tài sản và gửi cho người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản một bản. Văn bản xác nhận phải có các nội dung chủ yếu được quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
* Nội dung của quyết định trưng dụng tài sản được quy định tại Điều 25 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 như sau:
(1) Quyết định trưng dụng tài sản bằng văn bản có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định trưng dụng tài sản;
b) Tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản trưng dụng;
c) Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng;
d) Mục đích, thời hạn trưng dụng tài sản;
đ) Tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản trưng dụng;
e) Thời gian và địa điểm bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng dụng.
(2) Quyết định trưng dụng tài sản phải được giao cho người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản; trường hợp người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản trưng dụng vắng mặt thì quyết định trưng dụng tài sản phải được giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản trưng dụng.
Thời hạn trưng dụng tài sản là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 28 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008, thời hạn trưng dụng tài sản được quy định như sau:
(1) Thời hạn trưng dụng tài sản bắt đầu từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành đến:
a) Không quá ba mươi ngày, kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
b) Không quá ba mươi ngày, đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 5 của Luật này.
(2) Trường hợp hết thời hạn trưng dụng tài sản quy định tại khoản 1 Điều này nhưng mục đích của việc trưng dụng tài sản chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá mười lăm ngày.
(3) Quyết định gia hạn trưng dụng tài sản phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho người có tài sản trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng.
Như vậy, việc trưng dụng tài sản được Nhà nước thực hiện với những loại tài sản cụ thể luật định, đồng thời quyết định trưng dụng tài sản cũng cần đảm bảo các quy định về nội dung, thẩm quyền quyết định và trình tự thực hiện như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?