Ban Chấp hành Liên đoàn Bóng đá Việt Nam gồm bao nhiêu thành viên? Việc họp Ban Chấp hành được thực hiện bao nhiêu lần trong năm?
Ban Chấp hành Liên đoàn Bóng đá Việt Nam gồm bao nhiêu thành viên?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 về cơ cấu Ban Chấp hành như sau:
Cơ cấu Ban Chấp hành
1. Ban Chấp hành bao gồm 23 Uỷ viên trong đó có: 01 Chủ tịch, 03 Phó Chủ tịch và 19 Ủy viên.
2. Các Ủy viên Ban Chấp hành, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch do Đại hội bầu ra. Mỗi ứng cử viên ứng cử Ban Chấp hành phải được ít nhất một thành viên đề cử bằng văn bản.
3. Nhiệm kỳ của các Ủy viên Ban Chấp hành, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch là 04 (bốn) năm. Những người này có thể được tái cử khi được tín nhiệm.
4. Ủy viên Ban Chấp hành phải là người hoạt động tích cực trong bóng đá, tuyệt đối không phạm pháp trước đó và phải có quốc tịch Việt Nam.
5. Đơn ứng cử, đề cử phải được gửi về Ban Tổng Thư ký của LĐBĐVN ít nhất 40 ngày trước khi diễn ra Đại hội. Danh sách chính thức các ứng cử viên bầu vào BCH sẽ được chuyển tới các thành viên của LĐBĐVN cùng với chương trình Đại hội ít nhất 30 ngày trước khi diễn ra Đại hội.
6. Ủy viên Ban Chấp hành không được là thành viên của Ban Kỷ luật, Ban Giải quyết khiếu nại.
...
Theo quy định trên, Ban Chấp hành Liên đoàn Bóng đá Việt Nam gồm 23 Uỷ viên, trong đó có 01 Chủ tịch, 03 Phó Chủ tịch và 19 Ủy viên.
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (Hình từ Internet)
Việc họp Ban Chấp hành Liên đoàn Bóng đá Việt Nam được thực hiện bao nhiêu lần trong năm?
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 quy định về họp Ban Chấp hành như sau:
Họp Ban Chấp hành
1. Ban Chấp hành LĐBĐVN họp tối thiểu 2 lần trong một năm.
2. Chủ tịch triệu tập các cuộc họp của Ban Chấp hành. Nếu có trên 50% Ủy viên Ban Chấp hành yêu cầu họp BCH bất thường, Chủ tịch sẽ triệu tập cuộc họp trong vòng 21 ngày.
3. Chủ tịch phải soạn thảo chương trình cuộc họp. Các Ủy viên Ban Chấp hành có quyền đề xuất các ý kiến, hạng mục trong nội dung chương trình. Nội dung đề xuất phải gửi lên Ban Tổng Thư ký ít nhất trước 14 ngày khi cuộc họp diễn ra (hoặc 1 thời điểm khác do LĐBĐVN quyết định). Chương trình họp phải được gửi cho các Ủy viên BCH ít nhất 7 ngày trước cuộc họp (hoặc vào một thời điểm do LĐBĐVN quyết định)
4. Tổng Thư ký sẽ tham dự các buổi họp Ban Chấp hành với tư cách là cố vấn viên.
...
Theo đó, Ban Chấp hành Liên đoàn Bóng đá Việt Nam họp tối thiểu 2 lần trong một năm.
Nhiệm vụ của Ban Chấp hành Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là gì?
Theo Điều 35 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chấp hành như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chấp hành
1. Thông qua các quyết định trong tất cả các trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm của Đại hội hoặc không thuộc các cơ quan khác của LĐBĐVN theo quy định của pháp luật hoặc Điều lệ này.
2. Thông qua Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, quy định chức năng nhiệm vụ và quyền hạn đối với các ban chức năng, tổ chức trực thuộc LĐBĐVN.
3. Bổ nhiệm Thường trực Ban Chấp hành gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và một Ủy viên trong số Ủy viên BCH.
4. Triển khai Nghị quyết Đại hội và chỉ đạo, giám sát các hoạt động của các cơ quan, tổ chức, Ban Thư ký thuộc LĐBĐVN.
5. Quyết định thời gian, địa điểm triệu tập Đại hội LĐBĐVN, thành lập Ban Tổ chức Đại hội, thành lập Ban Bầu cử Đại hội (theo quy định của FIFA).
6. Thông qua kế hoạch tài chính của Liên đoàn.
7. Quyết định khen thưởng với các Ủy viên BCH.
8. Định kỳ báo cáo kế hoạch công tác với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
...
Như vậy, Ban Chấp hành Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 35 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ thông qua các quyết định trong tất cả các trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm của Đại hội hoặc không thuộc các cơ quan khác của LĐBĐVN theo quy định của pháp luật hoặc Điều lệ này.
Đồng thời triển khai Nghị quyết Đại hội và chỉ đạo, giám sát các hoạt động của các cơ quan, tổ chức, Ban Thư ký thuộc Liên đoàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?