Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm những thành viên nào? Quyền hạn của Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được quy định ra sao?
Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm những thành viên nào?
Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Hình từ Internet)
Theo khoản 3 Điều 5 Quy định 97-QĐ/TW năm 2023 (Có hiệu lực từ 07/02/2023) quy định như sau:
Đảng đoàn, ban cán sự đảng do Ban Bí thư quyết định thành lập. Thành viên đảng đoàn, ban cán sự đảng do Ban Bí thư quyết định trên cơ sở đề nghị của đảng đoàn, ban cán sự đảng
...
3. Thành viên Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gồm: Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ. Viện trưởng làm Bí thư Ban cán sự đảng, 1 Phó Viện trưởng làm Phó Bí thư Ban cán sự đảng.
Như vậy, Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm những thành viên như sau:
- Viện trưởng,
- Các Phó Viện trưởng,
- Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Lưu ý: Viện trưởng làm Bí thư Ban cán sự đảng, 1 Phó Viện trưởng làm Phó Bí thư Ban cán sự đảng.
Trước đây, theo khoản 3 Điều 5 Quy định 172-QĐ/TW năm 2013 (Hết hiệu lực từ 07/02/2023) quy định như sau:
Đảng đoàn, ban cán sự đảng do Ban Bí thư quyết định về nhân sự
...
3- Thành viên Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gồm: Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, vụ trưởng vụ tổ chức – cán bộ; thành viên khác (nếu có) do Ban cán sự đảng đề nghị, Ban Bí thư quyết định. Đồng chí Viện trưởng làm Bí thư Ban cán sự đảng, 1 đồng chí Phó Viện trưởng làm Phó Bí thư Ban cán sự đảng.
Quyền hạn của Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được quy định ra sao?
Theo Điều 3 Quy định 97-QĐ/TW năm 2023 (Có hiệu lực từ 07/02/2023) về quyền hạn của Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được quy định như sau:
(1) Thực hiện quyền hạn của mình theo quy định và chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các quyết định của mình.
(2) Được sử dụng bộ máy giúp việc chuyên trách của cơ quan để thực hiện nhiệm vụ.
(3) Dự các cuộc họp do Bộ Chính trị, Ban Bí thư triệu tập.
(4) Được các cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin:
- Nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ban hành và các thông tin có liên quan.
- Báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề của các ban, cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương có liên quan đến nhiệm vụ của đảng đoàn, ban cán sự đảng.
Việc cung cấp thông tin cho các thành viên đảng đoàn, ban cán sự đảng do bí thư (hoặc phó bí thư được ủy quyền) xem xét, quyết định.
Trước đây, theo Điều 3 Quy định 172-QĐ/TW năm 2013 (Hết hiệu lực từ 07/02/2023) quy định Ban cán sự đảng Chính phủ có quyền hạn như sau:
Quyền hạn
1- Đảng đoàn, ban cán sự đảng thực hiện quyền hạn của mình theo quy định và chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các quyết định của mình.
2- Đảng đoàn, ban cán sự đảng được sử dụng bộ máy giúp việc chuyên môn của cơ quan, đơn vị để thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo.
3- Đại diện đảng đoàn, ban cán sự đảng được tham dự các cuộc họp do Bộ Chính trị, Ban Bí thư triệu tập bàn về những nội dung công tác liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể.
4- Đảng đoàn, ban cán sự đảng được các cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin:
- Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các thông tin có liên quan.
- Báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề liên quan của các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể ở Trung ương.
Việc cung cấp thông tin cho các thành viên đảng đoàn, ban cán sự đảng do bí thư (hoặc phó bí thư được ủy quyền) xem xét, quyết định.
Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có mối quan hệ như thế nào với các đảng ủy khối Trung ương?
Theo Điều 11 Quy định 97-QĐ/TW năm 2023 (Có hiệu lực từ 07/02/2023) về mối quan hệ giữa Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao với các đảng ủy khối Trung ương như sau:
Quan hệ với các đảng ủy khối Trung ương
1. Đảng đoàn, ban cán sự đảng phối hợp với các đảng ủy khối Trung ương trong công tác xây dựng Đảng theo phân công, phân cấp; định kỳ hằng năm hoặc khi cần thì chủ động trao đổi ý kiến với ban thường vụ đảng ủy khối để kịp thời phối hợp công tác.
2. Phối hợp thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng theo quy định đối với đảng viên diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
3. Phối hợp tham gia ý kiến với đảng ủy khối (có liên quan) đối với nhân sự cấp ủy của đảng bộ mình.
Trước đây, theo Điều 12 Quy định 172-QĐ/TW năm 2013 (Hết hiệu lực từ 07/02/2023) quy định về mối quan hệ giữa Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao với các đảng ủy khối Trung ương như sau:
Quan hệ với các đảng ủy khối Trung ương
1- Đảng đoàn, ban cán sự đảng phối hợp với các đảng ủy khối Trung ương trong công tác xây dựng Đảng ở đảng bộ, chi bộ theo phân công, phân cấp; định kỳ hằng năm hoặc khi cần, ban thường vụ đảng ủy khối chủ động trao đổi ý kiến với đảng đoàn, ban cán sự đảng để kịp thời phối hợp công tác.
2- Ban thường vụ đảng ủy khối khi triển khai nhiệm vụ công tác đối với đảng bộ, chi bộ theo phân công, phân cấp có liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể thì đồng thời thông báo cho đảng đoàn, ban cán sự đảng có liên quan biết để phối hợp triển khai thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?