Bãi cạn lúc chìm lúc nổi có phải là tài nguyên biển và hải đảo không? Được khai thác, sử dụng tài nguyên đối với bãi cạn lúc chìm lúc nổi trong trường hợp nào?
Bãi cạn lúc chìm lúc nổi có phải là tài nguyên biển và hải đảo không?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài nguyên biển và hải đảo bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật thuộc khối nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, vùng đất ven biển và quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm (sau đây gọi chung là hải đảo) thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
2. Quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo là việc hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách, cơ chế, công cụ điều phối liên ngành, liên vùng để bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng hiệu quả, duy trì chức năng và cấu trúc của hệ sinh thái nhằm phát triển bền vững, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
3. Bãi cạn lúc chìm lúc nổi là vùng đất, đá nhô cao tự nhiên có biển bao quanh, khi thủy triều xuống thấp thì lộ ra, khi thủy triều lên cao thì bị ngập nước.
...
Như vậy, bãi cạn lúc chìm lúc nổi là một trong các tài nguyên biển và hải đảo.
Theo đó, bãi cạn lúc chìm lúc nổi là vùng đất, đá nhô cao tự nhiên có biển bao quanh, khi thủy triều xuống thấp thì lộ ra, khi thủy triều lên cao thì bị ngập nước.
Bãi cạn lúc chìm lúc nổi có phải là tài nguyên biển và hải đảo không? Được khai thác, sử dụng tài nguyên đối với bãi cạn lúc chìm lúc nổi trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Các tổ chức cá nhân được khai thác, sử dụng tài nguyên đối với bãi cạn lúc chìm lúc nổi trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 41 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 quy định như sau:
Khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo
...
3. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên đối với bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam cho phép thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Đối với bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm phải bảo vệ, bảo tồn, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này, nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
a) Xây dựng mới công trình xây dựng; lắp đặt thiết bị;
b) Tác động làm thay đổi địa hình, địa mạo;
c) Khai hoang, khai thác, đào đắp, cải tạo đất, đá; khai thác khoáng sản; mang những thành tạo tự nhiên ra khỏi bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm;
d) Thải hoặc đưa chất thải lên bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm.
5. Các hoạt động quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này được phép thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh của Nhà nước Việt Nam; thực hiện công tác quản lý nhà nước;
b) Phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, điều tra, khảo sát, đánh giá về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; thực hiện chương trình, đề án, dự án của Nhà nước;
c) Phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn;
d) Các trường hợp khác được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Như vậy, các tổ chức cá nhân chỉ được khai thác, sử dụng tài nguyên đối với bãi cạn lúc chìm lúc nổi trong trường hợp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam cho phép thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Lưu ý: Trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 41 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015, tổ chức, cá nhân không được thực hiện những hoạt động sau đây đối với bãi cạn lúc chìm lúc nổi:
- Xây dựng mới công trình xây dựng; lắp đặt thiết bị;
- Tác động làm thay đổi địa hình, địa mạo;
- Khai hoang, khai thác, đào đắp, cải tạo đất, đá; khai thác khoáng sản; mang những thành tạo tự nhiên ra khỏi bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm;
- Thải hoặc đưa chất thải lên bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm.
Trong hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, những hành vi nào bị nghiêm cấm?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 11 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường biển như sau:
(1) Khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo trái quy định của pháp luật.
(2) Vi phạm quy hoạch không gian biển quốc gia, kế hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và công bố.
(3) Lợi dụng việc điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
(4) Thực hiện các hoạt động trong hành lang bảo vệ bờ biển quy định tại Điều 24 và trên quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm phải bảo vệ, bảo tồn quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 41 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
(5) Hủy hoại, làm suy thoái môi trường, hệ sinh thái biển, hải đảo.
(6) Nhận chìm vật, chất ở vùng biển Việt Nam mà không có giấy phép, trái quy định của pháp luật.
(7) Cung cấp, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo không đúng quy định của pháp luật.
(8) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?