Bác sĩ có được bán thuốc tại phòng khám tư nhân của mình không? Người hành nghề khám chữa bệnh bán thuốc cho người bệnh sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Hành nghề khám chữa bệnh cần phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
- Bác sĩ có được bán thuốc tại phòng khám tư nhân của mình không? Những hành vi nào bị pháp luật nghiêm cấm trong hoạt động khám chữa bệnh?
- Người hành nghề khám chữa bệnh bán thuốc cho người bệnh sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Hành nghề khám chữa bệnh cần phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Khám bênh chữa bệnh 2009 quy định về những nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
2. Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của Luật này.
3. Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật
4. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai.
5. Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề.
6. Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm nhiệm vụ."
Tải trọn bộ các văn bản về bác sĩ bán thuốc tại phòng khám tư nhân: Tải về
Bác sĩ có được bán thuốc tại phòng khám tư nhân của mình không?
Bác sĩ có được bán thuốc tại phòng khám tư nhân của mình không? Những hành vi nào bị pháp luật nghiêm cấm trong hoạt động khám chữa bệnh?
Theo Điều 6 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh như sau:
"Điều 6. Các hành vi bị cấm
1. Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh
2. Khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động.
3. Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động, trừ trường hợp cấp cứu.
4. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hoạt động.
5. Người hành nghề bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ bác sỹ đông y, y sỹ đông y, lương y và người có bài thuốc gia truyền.
6. Áp dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành trong khám bệnh, chữa bệnh.
7. Quảng cáo không đúng với khả năng, trình độ chuyên môn hoặc quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động; lợi dụng kiến thức y học cổ truyền hoặc kiến thức y khoa khác để quảng cáo gian dối về phương pháp chữa bệnh, thuốc chữa bệnh.
8. Sử dụng hình thức mê tính trong khám bệnh, chữa bệnh.
9. Người hành nghề sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở khi khám bệnh, chữa bệnh.
10. Vi phạm quyền của người bệnh; không tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; lạm dụng nghề nghiệp để xâm phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể người bệnh; tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh.
11. Gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người hành nghề.
12. Ngăn cản người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý thực hiện chữa bệnh bắt buộc đối với người không thuộc diện chữa bệnh bắt buộc.
13. Cán bộ, công chức, viên chức y tế thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật hợp tác xã, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử tham gia quản lý, điều hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phần vốn của Nhà nước.
14. Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh."
Như vậy, theo quy định nêu trên thì bác sĩ không được phép bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, cho dù bán tại phòng khám tư nhân của mình, trừ trường hợp là bác sỹ đông y, y sỹ đông y, lương y và người có bài thuốc gia truyền thì có thể được bán thuốc.
Người hành nghề khám chữa bệnh bán thuốc cho người bệnh sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:
"6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được bán thuốc y học cổ truyền theo quy định của pháp luật;
b) Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh."
Lưu ý: Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì mức phạt tiền được quy định trên đây là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu người hành nghề khám chữa bệnh thực hiện bán thuốc cho người bệnh (trừ trường hợp là bác sỹ đông y, y sỹ đông y, lương y và người có bài thuốc gia truyền) thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng. Ngoài ra, theo điểm b khoản 8 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?
- Nội dung kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những gì?