B trong LGBT là người song tính đúng không? Hôn nhân của những người song tính tại Việt Nam có được công nhận không?
B trong LGBT là người song tính đúng không?
Cộng đồng LGBT là tên viết tắt các chữ cái đầu của một cộng đồng những người đồng tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual) và người chuyển giới (Transgender).
Không còn xa lạ đối với Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới, ở các nước châu Á, điển hình như Việt Nam, phần lớn mọi người đã có cái nhìn tích cực và cởi mở hơn đối với những người thuộc giới tính thứ 3.
Như vậy, B trong LGBT là Bisexual có nghĩa là song tính luyến ái, thường được sử dụng để chỉ những người có xu hướng tính dục hoặc bị hấp dẫn tình cảm, có mối quan hệ tình cảm với cả nam và nữ.
Và Song tính là xu hướng tính dục không bị coi là bệnh tại Công văn 4132/BYT-PC năm 2022, Bộ Y tế đã đưa ra dẫn chứng khẳng định đồng tính, song tính, chuyển giới không phải là bệnh, vậy nên không thể chữa, không cần chữa và cũng không thể thay đổi được.
Cộng đồng LGBT (Hình từ Internet)
Trước thực trạng ép buộc khám bệnh, chữa bệnh đối với người song tính, đồng tính và chuyển giới thì Bộ y tế đã làm gì để chấn chỉnh thực trạng này?
Trước thực trạng ép buộc khám bệnh, chữa bệnh đối với người song tính, đồng tính và chuyển giới thì Bộ y tế đã đưa ra những ý kiến chỉ đạo nhằm chấn chỉnh thực trạng này, đề nghị các cơ quan, đơn vị quán triệt, nghiêm túc thực hiện tại Công văn 4132/BYT-PC năm 2022 như sau:
Bộ Y tế nhận được thông tin phản ánh về việc hiện nay một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và một số bác sĩ tự nhận là chữa khỏi bệnh đồng tính, trong khi Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định đồng tính hoàn toàn không phải là bệnh, vậy nên đồng tính không thể “chữa”, không cần “chữa” và cũng không thể làm cách nào thay đổi được.
Ngày 17/5/1990, Tổ Chức Y tế Thế giới cũng đã chính thức loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh Tâm thần. Kể từ năm 1994, đồng tính luyến ái không còn bị coi là bệnh, không có tên trong bảng DSM 5 (Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần).
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã xác định “đồng tính không phải là bệnh”, mà là những người có xu hướng tính dục với người đồng giới.
Đồng tính và chuyển giới đã được WHO đưa ra khỏi chương Bệnh rối loạn tâm thần và hành vi, trong Danh mục các bệnh Quốc tế (ICD) lần lượt vào năm 1990 và 2019.
Do vậy, Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng các Đơn vị chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của mình quán triệt các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong toàn quốc:
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến để các bác sĩ, nhân viên y tế và người dân đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiểu đúng về người đồng tính, song tính và chuyển giới;
- Khi tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người đồng tính, song tính, chuyển giới phải bình đẳng, tôn trọng về giới tính, không phân biệt đối xử, kỳ thị đối với các đối tượng này;
- Không coi đồng tính, song tính, chuyển giới là một bệnh.
- Không can thiệp, ép buộc điều trị đối với các đối tượng này, nếu có chỉ là hỗ trợ về tâm lý và do người có hiểu biết về bản dạng giới thực hiện.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người hành nghề trong việc thực hiện, tuân thủ các nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật.
Hôn nhân của những người song tính tại Việt Nam có được công nhận không?
Hôn nhân của những người song tính tại Việt Nam có được công nhận không thì theo khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Theo quy định trên, nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Và theo phân tích ở nội dung trên, người song tính là những người có xu hướng tính dục hoặc bị hấp dẫn tình cảm, có mối quan hệ tình cảm với cả nam và nữ.
Trong trường hợp người song tính kết hôn với người khác giới tính của mình và đáp ứng các điều kiện khác như độ tuổi, tự nguyện, không bị mất năng lực hành vi dân sự và không rơi vào những trường hợp cấm thì hôn nhân của họ hoàn toàn được nhà nước công nhận.
Tuy nhiên nếu họ kết hôn với người cùng giới tính thì sẽ không được Nhà nước công nhận. Nhưng trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia công nhận vấn đề này, do đó họ vẫn có thể kết hôn và đăng ký kết hôn tại các quốc gia này khi đủ điều kiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức lương cơ sở năm 2025 mới nhất? Bảng lương cán bộ, công chức, viên chức và LLVT năm 2025 vẫn tính theo lương cơ sở đúng không?
- Mẫu Đơn xin tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước mới nhất? Lưu ý khi viết Đơn xin tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước?
- Câu hỏi về Noel cho trẻ mầm non có đáp án? Câu hỏi trắc nghiệm về Giáng sinh? Câu hỏi về Giáng sinh bằng tiếng Anh?
- Hợp đồng theo đơn giá cố định là gì? Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng đối với hợp đồng này cần có bảng tính giá trị cho công việc chưa có đơn giá không?
- Công văn 7915 tổng kết, đánh giá thực hiện chế độ thù lao quy định tại Quyết định 30/2011/QĐ-TTg ra sao?