Áp dụng tương tự pháp luật là gì? Việc áp dụng tương tự pháp luật được thực hiện như thế nào trong dân sự?

Hiểu như thế nào là áp dụng tương tự pháp luật? Việc áp dụng tương tự pháp luật được thực hiện như thế nào trong pháp luật dân sự? Nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là gì theo quy định hiện hành?

Áp dụng tương tự pháp luật là gì?

Theo Điều 6 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Áp dụng tương tự pháp luật
1. Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.
2. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng.

Theo đó, áp dụng tương tự pháp luật là việc áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự trong trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng.

Áp dụng tương tự pháp luật là gì? Việc áp dụng tương tự pháp luật được thực hiện như thế nào trong dân sự?

Áp dụng tương tự pháp luật là gì? Việc áp dụng tương tự pháp luật được thực hiện như thế nào trong dân sự? ? (hình từ internet)

Việc áp dụng tương tự pháp luật được thực hiện như thế nào trong dân sự?

Theo Điều 45 Bộ luật Tống tụng dân sự 2015 quy định như sau:

Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng
1. Việc áp dụng tập quán được thực hiện như sau:
Tòa án áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Tập quán không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự.
Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng.
Tòa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán bảo đảm đúng quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự.
Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự.
2. Việc áp dụng tương tự pháp luật được thực hiện như sau:
Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự và khoản 1 Điều này.
Khi áp dụng tương tự pháp luật, Tòa án phải xác định rõ tính chất pháp lý của vụ việc dân sự, xác định rõ ràng trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh quan hệ đó và xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.
3. Việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng được thực hiện như sau:
Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự khi không thể áp dụng tập quán, tương tự pháp luật theo quy định tại Điều 5 và khoản 1 Điều 6 của Bộ luật dân sự, khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự.
Án lệ được Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự khi đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố.
Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó.

Như vậy, trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng thì việc áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự được thực hiện như sau:

- Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng theo quy định tại Điều 5 Bộ luật Dân sự 2015 và khoản 1 Điều 45 Bộ luật Tống tụng dân sự 2015.

- Khi áp dụng tương tự pháp luật, Tòa án phải xác định rõ tính chất pháp lý của vụ việc dân sự, xác định rõ ràng trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh quan hệ đó và xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.

Nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là gì?

Theo Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự bao gồm:

- Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

- Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

- Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

- Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

- Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

Áp dụng tương tự pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Áp dụng tương tự pháp luật là gì? Việc áp dụng tương tự pháp luật được thực hiện như thế nào trong dân sự?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
1,004 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN

XEM NHIỀU NHẤT
Pháp luật
Nghị quyết 204/2025/QH15 chính thức giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% từ ngày 1/7/2025 đến hết 31/12/2026?
Pháp luật
Link tra cứu địa chỉ công ty sau sáp nhập 34 tỉnh thành 2025? Xem địa chỉ mới công ty sau sáp nhập 2025 thế nào?
Pháp luật
Toàn văn Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực 1/7/2025 thay thế Nghị định 01/2021/NĐ-CP?
Pháp luật
Hướng dẫn tra cứu địa chỉ mới của doanh nghiệp TPHCM theo phường xã tỉnh mới sau sáp nhập tỉnh?
Pháp luật
Tra cứu 168 phường xã TPHCM chính thức sau sáp nhập năm 2025 đầy đủ, chi tiết? Danh sách toàn bộ phường xã mới TPHCM?
Pháp luật
Danh sách 3321 xã phường, đặc khu chính thức của 34 tỉnh thành Việt Nam? Tra cứu 3321 xã phường, đặc khu mới ở đâu?
Pháp luật
Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu nhanh các phường xã mới tại TPHCM sau sáp nhập? Chức năng nhiệm vụ của phường xã mới?
Pháp luật
4 cách tra cứu địa chỉ mới của doanh nghiệp sau sáp nhập 2025 chính xác? Hướng dẫn cách tra cứu địa chỉ mới sau sáp nhập của doanh nghiệp?
Pháp luật
Phụ lục giảm thuế GTGT theo Nghị định 174/2025/NĐ-CP từ 01/7/2025 đến hết 31/12/2026 chi tiết nhất?
Pháp luật
Mẫu Thông báo cập nhật địa chỉ công ty trên hóa đơn do thay đổi địa giới hành chính gửi đối tác, khách hàng? Tải mẫu?

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP.HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Xuân Hòa, TP.HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào