Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời căn cứ vào đâu? Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời có nội dung gì?
- Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời căn cứ vào đâu?
- Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời gồm có nội dung gì?
- Thuế chống bán phá giá tạm thời không được áp dụng sớm hơn bao nhiêu ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra?
- Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức được ban hành trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời căn cứ vào đâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 81 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá như sau:
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá
1. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định căn cứ vào kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra. Mức thuế chống bán phá giá tạm thời không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận sơ bộ.
Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời là không quá 120 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực. Khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hóa tương tự vào Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể gia hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nhưng không quá 60 ngày.
...
Như vậy, có thể thấy Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời căn cứ vào kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra.
Lưu ý: Mức thuế chống bán phá giá tạm thời không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận sơ bộ.
Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời căn cứ vào đâu? Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời có nội dung gì? (Hình từ Internet)
Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời gồm có nội dung gì?
Căn cứ quy định tại Điều 37 Nghị định 10/2018/NĐ-CP, quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời gồm có các nội dung chính như sau:
- Mô tả hàng hóa nhập khẩu là đối tượng bị áp dụng thuế chống bán phá giá trong đó bao gồm tên gọi, các đặc tính cơ bản và mục đích sử dụng chính, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành;
- Tên, địa chỉ và các thông tin cần thiết khác của các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa là đối tượng bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời;
- Tên nước sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá;
- Mức thuế chống bán phá giá tạm thời;
- Hiệu lực và thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời;
- Thủ tục, hồ sơ kiểm tra và áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.
Thuế chống bán phá giá tạm thời không được áp dụng sớm hơn bao nhiêu ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị định 10/2018/NĐ-CP như sau:
Áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời
...
3. Thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời được áp dụng không sớm hơn 60 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra.
4. Trong trường hợp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời được áp dụng thấp hơn biên độ bán phá giá, mức trợ cấp trong kết luận sơ bộ hoặc trong trường hợp tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hóa bị điều tra vào Việt Nam yêu cầu gia hạn áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời và khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra của tổ chức, cá nhân xuất khẩu yêu cầu đó chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể gia hạn thời gian áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời nhưng thời gian gia hạn không quá 60 ngày.
Như vậy, thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng không sớm hơn 60 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra theo quy định.
Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức được ban hành trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Theo quy định tại Điều 44 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quyết định về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức hay không áp dụng được Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành trong thời hạn 15 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương kết luận cuối cùng.
Theo đó, quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức gồm các nội dung chính như sau:
- Mô tả hàng hóa nhập khẩu là đối tượng bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá trong đó bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
- Tên, địa chỉ và các thông tin cần thiết khác của các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa là đối tượng bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức;
- Tên nước sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức;
- Kết luận điều tra cho thấy sự cần thiết phải áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức;
- Biện pháp chống bán phá giá chính thức cụ thể;
- Hiệu lực và thời hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức;
- Mức chênh lệch về thuế phải hoàn trả nếu có;
- Thủ tục, hồ sơ kiểm tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề cương kiểm tra tài chính công đoàn mới nhất theo Quyết định 684? Tải về mẫu đề cương kiểm tra tài chính công đoàn?
- Cổng thông tin điện tử Tổng cục Dự trữ Nhà nước đăng tải những thông tin gì? Địa chỉ truy cập Cổng thông tin là gì?
- Mức tiền thưởng theo Nghị định 73 2024 được tính thế nào trong Quyết định 786 của Bộ Nội vụ?
- Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là dựa vào nguồn vốn, doanh thu hay số lượng người lao động trong doanh nghiệp?
- Việc tạo, đăng bài viết trên Cổng thông tin điện tử Tổng cục Dự trữ Nhà nước phải tuân thủ những nguyên tắc nào?