Áp dụng phương pháp chi phí thay thế theo cách tiếp cận từ chi phí trong thẩm định giá tài sản vô hình khi nào?

Tôi có thắc mắc về phương pháp chi phí thay thế theo cách tiếp cận từ chi phí trong thẩm định giá tài sản vô hình. Phương pháp này có nội dung như thế nào? Áp dụng phương pháp chi phí thay thế theo cách tiếp cận từ chi phí trong thẩm định giá tài sản vô hình khi nào? Câu hỏi của anh Thế Khương tại Sóc Trăng.

Phương pháp chi phí thay thế theo cách tiếp cận từ chi phí trong thẩm định giá tài sản vô hình có nội dung như thế nào?

Căn cứ theo tiết a tiểu mục 10.5 Mục 10 Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 Thẩm định giá tài sản vô hình Ban hành kèm theo Thông tư 06/2014/TT-BTC quy định về cách tiếp cận từ chi phí như sau:

NỘI DUNG TIÊU CHUẨN
...
10. Cách tiếp cận từ chi phí
...
10.5. Phương pháp chi phí thay thế
a) Nội dung của phương pháp:
Phương pháp chi phí thay thế xác định giá trị của một tài sản vô hình thông qua việc tính toán chi phí thay thế tài sản đó bằng một tài sản khác có chức năng, công dụng tương tự theo giá thị trường hiện hành.
Giá trị của Tài sản vô hình = Chi phí thay thế - Giá trị hao mòn lũy kế + Lợi nhuận của nhà sản xuất
Khi xác định giá trị của tài sản vô hình theo phương pháp chi phí thay thế thẩm định viên cần xem xét các nội dung sau: Các đặc điểm khác nhau có thể đo lường được của tài sản thay thế và tài sản thẩm định; Thời điểm đánh giá các chi phí thay thế so với thời điểm thẩm định giá.
...

Theo đó, phương pháp chi phí thay thế xác định giá trị của một tài sản vô hình thông qua việc tính toán chi phí thay thế tài sản đó bằng một tài sản khác có chức năng, công dụng tương tự theo giá thị trường hiện hành.

Giá trị của Tài sản vô hình = Chi phí thay thế - Giá trị hao mòn lũy kế + Lợi nhuận của nhà sản xuất

Khi xác định giá trị của tài sản vô hình theo phương pháp chi phí thay thế thẩm định viên cần xem xét các nội dung sau: Các đặc điểm khác nhau có thể đo lường được của tài sản thay thế và tài sản thẩm định; Thời điểm đánh giá các chi phí thay thế so với thời điểm thẩm định giá.

Tài sản 5

Áp dụng phương pháp chi phí thay thế theo cách tiếp cận từ chi phí trong thẩm định giá tài sản vô hình khi nào? (Hình từ Internet)

Thông tin cần có để áp dụng phương pháp chi phí thay thế theo cách tiếp cận từ chi phí trong thẩm định giá tài sản vô hình là những thông tin gì?

Căn cứ theo tiết b tiểu mục 10.5 Mục 10 Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 Thẩm định giá tài sản vô hình Ban hành kèm theo Thông tư 06/2014/TT-BTC quy định về cách tiếp cận từ chi phí như sau:

NỘI DUNG TIÊU CHUẨN
...
10. Cách tiếp cận từ chi phí
...
10.5. Phương pháp chi phí thay thế
...
b) Thông tin cần có để áp dụng:
- Thông tin về chi phí cần thiết để tạo ra tài sản vô hình có chức năng tương tự như tài sản vô hình cần thẩm định;
- Thông tin về hao mòn do lỗi thời của tài sản vô hình cần thẩm định, và/hoặc các tài sản vô hình tương tự trên thị trường.

Như vậy, thông tin cần có để áp dụng phương pháp chi phí thay thế theo cách tiếp cận từ chi phí trong thẩm định giá tài sản vô hình là gồm:

- Thông tin về chi phí cần thiết để tạo ra tài sản vô hình có chức năng tương tự như tài sản vô hình cần thẩm định;

- Thông tin về hao mòn do lỗi thời của tài sản vô hình cần thẩm định, và/hoặc các tài sản vô hình tương tự trên thị trường.

Áp dụng phương pháp chi phí thay thế theo cách tiếp cận từ chi phí trong thẩm định giá tài sản vô hình khi nào?

Căn cứ theo tiểu mục 10.5 Mục 10 Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 Thẩm định giá tài sản vô hình Ban hành kèm theo Thông tư 06/2014/TT-BTC quy định về cách tiếp cận từ chi phí như sau:

NỘI DUNG TIÊU CHUẨN
...
10. Cách tiếp cận từ chi phí
...
10.5. Phương pháp chi phí thay thế
...
c) Trường hợp áp dụng:
- Khi có thông tin, số liệu chi tiết về chi phí tạo ra tài sản vô hình.
- Khi tài sản vô hình tiếp tục được sử dụng bởi người chủ sở hữu (Dựa trên giả định nếu người chủ sở hữu không còn tài sản vô hình này và họ phải tạo ra tài sản vô hình tương tự để thay thế và sử dụng).
- Khi không xác định được dòng thu nhập hoặc các lợi ích kinh tế khác từ việc sử dụng tài sản vô hình. Ví dụ: phần mềm tự chế, nội dung trang thông tin điện tử, lực lượng lao động.
- Khi xác định giá trị bảo hiểm cho tài sản vô hình.
- Có thể dùng làm một phương pháp bổ sung cho các phương pháp thẩm định giá khác.

Theo đó, những trường hợp sau áp dụng phương pháp chi phí thay thế theo cách tiếp cận từ chi phí trong thẩm định giá tài sản vô hình:

- Khi có thông tin, số liệu chi tiết về chi phí tạo ra tài sản vô hình.

- Khi tài sản vô hình tiếp tục được sử dụng bởi người chủ sở hữu (Dựa trên giả định nếu người chủ sở hữu không còn tài sản vô hình này và họ phải tạo ra tài sản vô hình tương tự để thay thế và sử dụng).

- Khi không xác định được dòng thu nhập hoặc các lợi ích kinh tế khác từ việc sử dụng tài sản vô hình. Ví dụ: phần mềm tự chế, nội dung trang thông tin điện tử, lực lượng lao động.

- Khi xác định giá trị bảo hiểm cho tài sản vô hình.

- Có thể dùng làm một phương pháp bổ sung cho các phương pháp thẩm định giá khác.

4,856 lượt xem
Thẩm định giá tài sản vô hình
Phương pháp chi phí
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Xác định giá hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu theo phương pháp chi phí
Pháp luật
Ước tính tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá tài sản vô hình như thế nào?
Pháp luật
Yếu tố so sánh cần cân nhắc khi thẩm định giá tài sản vô hình là gì? Điều kiện áp dụng phương pháp so sánh trong thẩm định giá tài sản vô hình?
Pháp luật
Phương pháp chi phí là gì? Phương pháp chi phí có phải là phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quy định không?
Pháp luật
Áp dụng phương pháp chi phí thay thế theo cách tiếp cận từ chi phí trong thẩm định giá tài sản vô hình khi nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp sản xuất có thể áp dụng phương pháp chi phí để định giá hàng hóa dịch vụ nhập khẩu hay không?
Pháp luật
Tỷ lệ tiền sử dụng tài sản vô hình là thông tin cần có để áp dụng phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình?
Pháp luật
Chênh lệch chi phí nghiên cứu, triển khai tài sản vô hình được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tỷ suất chiết khấu được sử dụng để tính lợi ích thuế giảm trừ do khấu hao có thể được cân nhắc xác định trên cơ sở gì?
Pháp luật
Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ có phải là tài sản vô hình không? Ước tính tuổi đời kinh tế cần xem xét các yếu tố gì?
Pháp luật
Tài sản vô hình có thể tạo ra các dòng thu nhập thông qua đâu? Thẩm định giá tài sản vô hình có thể phân tích những nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thẩm định giá tài sản vô hình Phương pháp chi phí

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thẩm định giá tài sản vô hình Xem toàn bộ văn bản về Phương pháp chi phí

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào