Áo chiến sĩ nam và áo chiến sĩ nữ cần đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật cụ thể nào? Phương pháp kiểm tra sau khi may được quy định ra sao?
Yêu cầu kỹ thuật cụ thể đối với áo chiến sĩ nam là gì?
Căn cứ Mục 3 Phần 15 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/QS 1822:2021 về Trang phục Dân quân tự vệ (từ Phần 1 đến Phần 38) có quy định yêu cầu kỹ thuật cụ thể áp dụng với quá trình may áo chiến sĩ nam như sau:
"3 Yêu cầu kỹ thuật
3.1 Yêu cầu chung
3.1.1 Yêu cầu ngoại quan
Kiểu áo bo đai dài tay cổ đứng. Nẹp áo (bên thùa khuyết) có đáp rời thùa 5 khuyết cài cúc ngầm. Thân trước có 2 túi hộp ốp nổi, đáy túi và nắp túi vuông; nắp túi được liên kết với thân túi bằng nhám dính; vai áo có cá vai. Thân sau có cầu vai xếp ly hai bên. Đai áo liền, 2 bên sườn có cá điều chỉnh tăng giảm bằng nhám dính; đầu đai áo có gắn nhám dính. Tay dài có măng séc vuông, hai đầu măng séc có gắn nhám dính. Tay bên trái có gắn phù hiệu lực lượng Dân quân tự vệ.
3.1.2 Yêu cầu về nguyên liệu
- Áo được may bằng vải Gabađin Peco với tỷ lệ 65/35 màu xanh cô ban sẫm, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định tại Bảng B.1 Phụ lục B;
- Cúc nhựa nhiệt rắn cùng màu với nguyên liệu chính, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định tại Bảng B.5 Phụ lục B;
- Chỉ may Peco 60/3 cùng màu nguyên liệu chính, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định tại Bảng B.6 Phụ lục B.
3.2 Chỉ tiêu kỹ thuật
3.2.1 Kích thước cơ bản
Áo chiến sĩ nam gồm các cỡ 3; 4; 5 và 6. Thông số kích thước cơ bản của áo chiến sĩ nam được quy định tại Bảng C.14 Phụ lục C.
3.2.2 Yêu cầu về cắt
- Các chi tiết của sản phẩm khi cắt phải đảm bảo ngang canh thẳng sợi;
- Các chi tiết cắt dọc sợi vải: Thân áo, tay áo, nẹp trong cổ áo, túi áo, cầu vai, măng séc, cá vai;
- Các chi tiết cắt ngang sợi vải: Nắp túi áo.
3.2.3 Yêu cầu về các đường may
- Dùng kim số 14 để may, các mũi chỉ phải đều đặn, không bỏ mũi, sùi chỉ, nhăn vải, không sểnh tuột chỉ;
- Các đường may phải đảm bảo từ 5 đến 6 mũi chỉ/1 cm. Đầu và cuối các đường may phải lại mũi chỉ 3 lần, dài 1 cm chồng khít lên nhau, cắt sạch chỉ thừa, không sểnh sót, bỏ mũi, sùi chỉ dăn dúm;
- Tra tay áo phải tròn đều êm canh, không cầm, bai dăn dúm. Túi phải cân đối, đúng vị trí. Cổ áo, ve áo 2 bên phải đều nhau;
- Đường may cách mép 0,1 cm: Chân cổ, chân măng séc, hộp túi, chân đai áo, xung quanh mác đơn vị sản xuất;
- Đường may cách mép 0,2 cm: Xung quanh nhám dính;
- Đường may cách mép 0,4 cm: Diễu cổ, nẹp, cá vai, nắp túi, xung quanh măng séc, cá đai điều chỉnh tăng giảm, cạnh đai;
- Đường may song song cách nhau 0,6 cm: Đường diễu gáy túi áo, đường tra tay, sườn áo, bụng tay, vai con, chân cầu vai, chân cá sườn;
- Đường may cách mép 1 cm: Gấu tay áo, tra tay, chắp sườn, chắp bụng tay.
3.2.4 Yêu cầu về thùa khuyết, đính cúc, nhám dính
- Khuyết thùa phải đều, sát chỉ không nhăn dúm, tuột chân, mật độ 14 mũi/1 cm chắc chắn không sổ tuột;
- Khuyết đặt bên trái nẹp áo của người mặc, thùa khuyết ngầm, khuyết bấm ngang, đầu khuyết cách mép nẹp 1 cm, khuyết rộng 1,6 cm; khoảng cách giữa các khuyết phải may chặn ngầm với nẹp;
- Vị trí cúc đính đối xứng với khuyết thùa, tối thiểu có 12 chỉ qua 2 lỗ nút chắc chắn, không sổ tuột, không làm nhăn mặt vải, cắt sạch các đầu chỉ thừa;
- Gắn nhám dính gai và nhám dính lông xong vị trí phải tương ứng với nhau, đủ mật độ chỉ, chắc chắn không sổ tuột, cắt sạch đầu chỉ thừa.
3.2.5 Yêu cầu về là
Áo chiến sĩ nam may xong được là trên bàn là hơi có nhiệt độ phù hợp với nguyên liệu, là phẳng các chi tiết lần ngoài, là định vị cổ."
Yêu cầu kỹ thuật cụ thể đối với áo chiến sĩ nam là gì?
Phương pháp kiểm tra áo chiến sĩ nam sau khi may xong được quy định như thế nào?
Các phương pháp kiểm tra áo chiến sĩ nam được quy định tại Mục 4 Phần 15 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/QS 1822:2021 về Trang phục Dân quân tự vệ (từ Phần 1 đến Phần 38) gồm:
"4 Phương pháp kiểm tra
4.1 Tỷ lệ kiểm tra
Kiểm tra theo xác suất cho từng lô hàng, lấy mẫu ngẫu nhiên từ 5 % đến 10 % số lượng sản phẩm trong lô hàng để kiểm tra.
4.2 Kiểm tra yêu cầu chung
4.2.1 Kiểm tra ngoại quan
Kiểm tra ngoại quan bằng mắt thường phải đạt yêu cầu theo quy định tại 3.1.1.
4.2.2 Kiểm tra nguyên liệu
Nguyên liệu sản xuất phải có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm tra trước khi đưa vào sản xuất. Kiểm tra chủng loại, chất lượng nguyên vật liệu thông qua giấy chứng nhận hợp chuẩn; phiếu chứng nhận hợp cách hoặc biên bản kiểm tra chất lượng. Kết quả kiểm tra phải đạt yêu cầu theo quy định tại 3.1.2.
4.3 Kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật
Trải sản phẩm trên bàn phẳng, đo kích thước sản phẩm theo chiều dài, chiều rộng bằng thước dây, đo kích thước đường kính cúc bằng thước cặp. Kết quả kiểm tra phải đạt yêu cầu theo quy định tại 3.2."
Áo chiến sĩ nữ khi may cần đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật nào?
Theo quy định tại Mục 3 Phần 17 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/QS 1822:2021 về Trang phục Dân quân tự vệ (từ Phần 1 đến Phần 38), áo chiến sĩ nữ cần đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật sau:
"3 Yêu cầu kỹ thuật
3.1 Yêu cầu chung
3.1.1 Yêu cầu ngoại quan
Kiểu áo sơ mi dài tay cổ đứng, thân trước chiết ly (bên thùa khuyết có đáp rời có 5 khuyết cài cúc ngầm). Thân trước có 2 túi hộp ốp nổi có nắp, đáy túi và nắp túi vuông, nắp túi được liên kết với thân túi bằng nhám dính, chiết ly eo. Tay dài có xẻ cửa tay, măng séc vuông, hai đầu măng séc có gắn nhám dính. Vai áo có cá vai. Tay bên trái có gắn phù hiệu lực lượng Dân quân tự vệ.
3.1.2 Yêu cầu về nguyên liệu
- Áo được may bằng vải Gabadin Peco với tỷ lệ 65/35 màu xanh cô ban sẫm, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định tại Bảng B.1 Phụ lục B;
- Cúc nhựa nhiệt rắn cùng màu với nguyên liệu chính, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định tại Bảng B.5 Phụ lục B;
- Chỉ may Peco 60/3 cùng màu với nguyên liệu chính, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định tại Bảng B.6 Phụ lục B.
3.2 Chỉ tiêu kỹ thuật
3.2.1 Kích thước cơ bản
Áo chiến sĩ nữ gồm các cỡ 3; 4 và 5. Thông số kích thước cơ bản của áo chiến sĩ nữ được quy định tại Bảng C.16 Phụ lục C.
3.2.2 Yêu cầu về cắt
- Các chi tiết của sản phẩm khi cắt phải đảm bảo ngang canh thẳng sợi;
- Các chi tiết cắt dọc sợi vải: Thân áo, tay áo, nẹp trong, măng séc, cổ áo, túi áo, cá vai;
- Các chi tiết cắt ngang sợi vải: Nắp túi áo.
3.2.3 Yêu cầu về các đường may
- Dùng kim số 14 để may, các mũi chỉ phải đều đặn, không bỏ mũi, sùi chỉ, nhăn vải, không sểnh tuột chỉ;
- Các đường may phải đảm bảo từ 5 đến 6 mũi chỉ/1 cm. Đầu và cuối các đường may phải lại mũi chỉ 3 lần, dài 1 cm chồng khít lên nhau, cắt sạch chỉ thừa, không sểnh sót, bỏ mũi, sùi chỉ dăn dúm;
- Tra tay áo phải tròn đều êm canh, không cầm, bai dăn dúm. Túi phải cân đối, đúng vị trí. Cổ áo, ve áo 2 bên phải đều nhau;
- Đường may cách mép 0,1 cm: Mí chân cổ, chân măng séc, dán hộp túi, xẻ tay áo, xung quanh mác đơn vị sản xuất;
- Đường may cách mép 0,2 cm: Xung quanh nhám dính;
- Đường may cách mép 0,4 cm: Diễu nắp túi, diễu cổ, cá vai, xung quanh măng séc;
- Đường may cách mép 0,7 cm: Đường tra cổ, gáy nắp túi;
- Đường may cách mép 1 cm: Đường chắp sườn, bụng tay, vai, tra tay.
3.2.4 Yêu cầu về thùa khuyết, đính cúc
- Khuyết thùa phải đều, sát chỉ không nhăn dúm, tuột chân, mật độ 14 mũi/1 cm chắc chắn không sổ tuột;
- Khuyết đặt bên phải nẹp áo của người mặc, khuyết áo được thùa dọc nẹp áo, đầu khuyết cách mép nẹp 1,5 cm, khuyết rộng 1,6 cm;
- Vị trí cúc đính đối xứng với khuyết thùa, tối thiểu có 12 chỉ qua 2 lỗ nút chắc chắn, không sổ tuột, không làm nhăn mặt vải, cắt sạch các đầu chỉ thừa;
- Khuyết măng séc: Thùa dọc ở giữa bản măng séc, đầu khuyết cách đầu măng séc 0,7 cm.
3.2.5 Yêu cầu về là
Áo chiến sĩ nữ may xong được là trên bàn là hơi có nhiệt độ phù hợp với nguyên liệu, là phẳng các chi tiết lần ngoài, là định vị ve, cổ."
Phương pháp kiểm tra đối với áo chiến sĩ nữ được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Mục 4 Phần 17 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/QS 1822:2021 về Trang phục Dân quân tự vệ (từ Phần 1 đến Phần 38), phương pháp kiểm tra áo chiến sĩ nữ gồm:
"4 Phương pháp kiểm tra
4.1 Tỷ lệ kiểm tra
Kiểm tra theo xác suất cho từng lô hàng, lấy mẫu ngẫu nhiên từ 5 % đến 10 % số lượng sản phẩm trong lô hàng để kiểm tra.
4.2 Kiểm tra yêu cầu chung
4.2.1 Kiểm tra ngoại quan
Kiểm tra ngoại quan bằng mắt thường phải đạt yêu cầu theo quy định tại 3.1.1.
4.2.2 Kiểm tra nguyên liệu
Nguyên liệu sản xuất phải có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm tra trước khi đưa vào sản xuất. Kiểm tra chủng loại, chất lượng nguyên vật liệu thông qua giấy chứng nhận hợp chuẩn; phiếu chứng nhận hợp cách hoặc biên bản kiểm tra chất lượng. Kết quả kiểm tra phải đạt yêu cầu theo quy định tại 3.1.2.
4.3 Kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật
Trải sản phẩm trên bàn phẳng, đo kích thước sản phẩm theo chiều dài, chiều rộng bằng thước dây, đo kích thước đường kính cúc bằng thước cặp; yêu cầu phải đảm bảo theo quy định tại 3.2."
Như vậy, pháp luật hiện hành có những quy định cụ thể về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra để xác định có đáp ứng được các yêu cầu trên hay không đối với áo chiến sĩ nam và áo chiến sĩ nữ, cụ thể tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/QS 1822:2021 về Trang phục Dân quân tự vệ (từ Phần 1 đến Phần 38).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?