An toàn thông tin mạng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là gì? Hành vi bị nghiêm cấm đối với an toàn thông tin mạng?
An toàn thông tin mạng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là gì?
An toàn thông tin mạng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giải thích theo khoản 1 Điều 2 Quy chế An toàn thông tin mạng và An ninh mạng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 3747/QĐ-BNN-KHCN năm 2023 cụ thể:
An toàn thông tin mạng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là sự bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin.
An toàn thông tin mạng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Hình từ Internet)
Hành vi bị nghiêm cấm đối với an toàn thông tin mạng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với an toàn thông tin mạng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định ở Điều 4 Quy chế An toàn thông tin mạng và An ninh mạng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 3747/QĐ-BNN-KHCN năm 2023 cụ thể:
- Các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng 2015 cụ thể:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Ngăn chặn việc truyền tải thông tin trên mạng, can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng trái pháp luật.
2. Gây ảnh hưởng, cản trở trái pháp luật tới hoạt động bình thường của hệ thống thông tin hoặc tới khả năng truy nhập hệ thống thông tin của người sử dụng.
3. Tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an toàn thông tin mạng của hệ thống thông tin; tấn công, chiếm quyền điều khiển, phá hoại hệ thống thông tin.
4. Phát tán thư rác, phần mềm độc hại, thiết lập hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo.
5. Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân.
6. Xâm nhập trái pháp luật bí mật mật mã và thông tin đã mã hóa hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tiết lộ thông tin về sản phẩm mật mã dân sự, thông tin về khách hàng sử dụng hợp pháp sản phẩm mật mã dân sự; sử dụng, kinh doanh các sản phẩm mật mã dân sự không rõ nguồn gốc.
- Tự ý đấu nối thiết bị xử lý thông tin, thiết bị phát sóng như điểm truy cập mạng không dây (wifi access point) vào mạng nội bộ; trên cùng một thiết bị thực hiện đồng thời truy cập vào mạng nội bộ (mạng LAN) và truy cập Internet bằng thiết bị kết nối Internet của cá nhân (modem quay số, USB 3G/4G/5G, điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính xách tay,…).
- Tự ý thay đổi, gỡ bỏ biện pháp an toàn an ninh thông tin cài đặt trên thiết bị công nghệ thông tin phục vụ công việc của Bộ; tự ý thay thế, lắp mới, tráo đổi các linh kiện trong máy tính phục vụ công việc.
- Cản trở hoạt động cung cấp dịch vụ của hệ thống thông tin; ngăn chặn việc truy nhập đến thông tin của đơn vị, cá nhân khác trên môi trường mạng, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
- Bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và thông tin của đơn vị, cá nhân khác trên môi trường mạng.
- Các hành vi khác làm mất an toàn, an ninh, bí mật thông tin của đơn vị, cá nhân khác được trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên môi trường mạng.
Đảm bảo an toàn thông tin mạng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin mạng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Điều 3 Quy chế An toàn thông tin mạng và An ninh mạng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 3747/QĐ-BNN-KHCN năm 2023 cụ thể:
- Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng là yêu cầu bắt buộc, thường xuyên, liên tục, có tính xuyên suốt quá trình liên quan đến thông tin, đồng bộ từ khi thiết kế, xây dựng, vận hành, nâng cấp, hủy bỏ hệ thống thông tin (dừng hoạt động). Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng phải tuân thủ các nguyên tắc chung, được quy định tại Điều 4 Luật An toàn thông tin mạng 2015 và Điều 4 Nghị định 85/2016/NĐ-CP;
- Phân cấp, ủy quyền trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh mạng phù hợp với tổ chức bộ máy và phương thức làm việc của Bộ.
- An toàn thông tin mạng phải gắn liền và hỗ trợ các hoạt động giao dịch điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin, chính phủ điện tử, chính phủ số, chuyển đổi số của Bộ; hỗ trợ việc sử dụng trang thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị xử lý thông tin để xử lý công việc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ.
- Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng là hoạt động quan trọng nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý và khắc phục kịp thời sự cố an toàn an ninh mạng.
- Các hệ thống thông tin dùng chung của Bộ và của các đơn vị trực thuộc Bộ phải được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ và có phương án bảo đảm an toàn thông tin tương ứng với cấp độ trước khi đưa vào sử dụng.
- Mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các đơn vị thuộc Bộ nêu cao tinh thần chủ động, tự giác trong việc áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn an ninh mạng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?