Ai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi? Chính sách đối với phổ cập giáo dục, xóa mù chữ?
- Ai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi?
- Chính sách đối với phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được quy định thế nào?
- Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là gì?
- Công dân, gia đình và cơ sở giáo dục có trách nhiệm gì trong việc phổ cập giáo dục, xóa mù chữ?
Ai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 5 Luật Giáo dục 2019 thì phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.
Ai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi thì căn cứ quy định tại Điều 14 Luật Giáo dục 2019 như sau:
Phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc
1. Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc.
Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
2. Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục.
3. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
4. Gia đình, người giám hộ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
Theo đó, Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Lưu ý:
- Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục.
- Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
- Gia đình, người giám hộ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
Ai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi? Chính sách đối với phổ cập giáo dục, xóa mù chữ? (Hình từ Internet)
Chính sách đối với phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được quy định thế nào?
Chính sách đối với phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được quy định tại Điều 2 Nghị định 20/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Nhà nước ưu tiên đầu tư, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức quốc tế, người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia vào việc thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở Việt Nam theo quy định của pháp luật.
(2) Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập khi tham gia các chương trình phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo quy định.
(3) Cá nhân tham gia tổ chức, quản lý, dạy học và các công việc khác để thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được hưởng thù lao theo quy định của Nhà nước.
Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là gì?
Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi được quy định tại Điều 6 Nghị định 20/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Đối với cá nhân: Hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.
(2) Đối với xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã)
- Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đến lớp đạt ít nhất 95%; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 90%;
- Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 85%; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.
(3) Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện): Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
(4) Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh): Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
Lưu ý:
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 20/2014/NĐ-CP, đối tượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là trẻ em 5 tuổi chưa hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.
Bên cạnh đó, tại Điều 5 Nghị định 20/2014/NĐ-CP quy định chương trình giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là chương trình giáo dục mầm non dành cho mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
Công dân, gia đình và cơ sở giáo dục có trách nhiệm gì trong việc phổ cập giáo dục, xóa mù chữ?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 20/2014/NĐ-CP, trách nhiệm của công dân, gia đình và cơ sở giáo dục đối với phổ cập giáo dục, xóa mù chữ như sau:
(1) Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nhiệm vụ học tập để đạt trình độ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
(2) Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
(3) Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo chức năng, nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội do Đảng Nhà nước giao nhiệm vụ hoạt động trong phạm vi toàn quốc được xác định có những hội nào?
- Mẫu Email thông báo đi làm lại sau nghỉ thai sản? Lao động nữ đang nghỉ thai sản có được nhận tiền lương tháng 13 không?
- TCVN 14135-5:2024 về Cốt liệu dùng trong xây dựng đường bộ - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định thành phần hạt bằng phương pháp sàng khô thế nào?
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 01/2025 đáng chú ý? 10 Luật mới có hiệu lực từ 01/01/2025?
- Việc đề xuất điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tài chính được thực hiện trong các trường hợp nào?