Ai sẽ chịu trách nhiệm khi xảy ra tai nạn trong quá trình thi công công trình? Người lao động có trách nhiệm gì trong việc đảm bảo an toàn lao động trên công trường?

Trong quá trình thi công công trình, không may có tai nạn xảy ra, thì người giám sát công trình chịu trách nhiệm gì? Như thế nào mới được tính là sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình?

Ai sẽ chịu trách nhiệm khi xảy ra tai nạn trong quá trình thi công công trình?

Căn cứ quy định khoản 8 Điều 13 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 13. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
...
18. Người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm:
a) Triển khai thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đã được chủ đầu tư chấp thuận; phối hợp với các bên liên quan thường xuyên rà soát kế hoạch tổng hợp về an toàn, biện pháp đảm bảo an toàn và đề xuất điều chỉnh kịp thời, phù hợp với thực tế thi công xây dựng;
b) Hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên công trường; yêu cầu người lao động sử dụng đúng và đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình làm việc; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động của người lao động; quản lý số lượng người lao động làm việc trên công trường;
c) Khi phát hiện vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động hoặc các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động phải có biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời; quyết định việc tạm dừng thi công xây dựng đối với công việc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; đình chỉ tham gia lao động đối với người lao động không tuân thủ biện pháp kỹ thuật an toàn hoặc vi phạm các quy định về sử dụng dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong thi công xây dựng và báo cáo cho chỉ huy trưởng công trường hoặc giám đốc dự án;
d) Tham gia ứng cứu, khắc phục tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động.
..."

Đồng thời tại Điều 14 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định trách nhiệm nhà đầu tư như sau:

"Điều 14. Trách nhiệm của chủ đầu tư
1. Lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình (nếu có), thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình (nếu có) và các công việc tư vấn xây dựng khác.
2. Bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công xây dựng phù hợp với tiến độ thi công xây dựng công trình và quy định của hợp đồng xây dựng.
3. Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 107 Luật số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14. Thực hiện việc thông báo khởi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng; mẫu thông báo khởi công được quy định tại Phụ lục V Nghị định này. Trường hợp công trình thuộc đối tượng thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định này thì thông báo khởi công phải được gửi đồng thời tới cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp.
4. Thực hiện giám sát thi công xây dựng theo nội dung quy định tại Điều 19 Nghị định này.
5. Thiết lập hệ thống quản lý thi công xây dựng và thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý thi công xây dựng của chủ đầu tư hoặc nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình (nếu có) cho các nhà thầu có liên quan. Bố trí đủ nhân lực phù hợp để thực hiện giám sát thi công xây dựng, quản lý an toàn trong thi công xây dựng; kiểm tra việc huy động và bố trí nhân lực của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình so với yêu cầu của hợp đồng xây dựng (nếu có). Người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của chủ đầu tư phải được đào tạo về chuyên ngành an toàn lao động hoặc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng và đáp ứng quy định khác của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
6. Kiểm tra, chấp thuận tiến độ thi công tổng thể và chi tiết các hạng mục công trình do nhà thầu lập đảm bảo phù hợp tiến độ thi công đã được duyệt. Điều chỉnh tiến độ thi công xây dựng khi cần thiết theo quy định của hợp đồng xây dựng.
7. Kiểm tra, xác nhận khối lượng đã được nghiệm thu theo quy định và khối lượng phát sinh theo quy định của hợp đồng xây dựng (nếu có).
8. Báo cáo về biện pháp đảm bảo an toàn đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định này trong trường hợp thi công xây dựng công trình có vùng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng.
9. Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
10. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng.
11. Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng.
12. Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động.
13. Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình; khai báo, xử lý và khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, sự cố gây mất an toàn lao động; phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết sự cố công trình xây dựng, điều tra sự cố về máy, thiết bị theo quy định của Nghị định này.
14. Tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
15. Lập báo cáo gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng để thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại Nghị định này.
16. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung quy định từ khoản 3 đến khoản 7 Điều này; có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện của nhà thầu này theo yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
17. Người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của chủ đầu tư có trách nhiệm:
a) Tổ chức giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn trong thi công xây dựng của các nhà thầu;
b) Tổ chức phối hợp giữa các nhà thầu để thực hiện quản lý an toàn và giải quyết các vấn đề phát sinh về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;
c) Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn trong thi công xây dựng công trình."

Như vậy ở đây trước tiên trách nhiệm pháp lý sẽ đặt ra với nhà thầu giám sát thi công xây dựng (trong trường hợp đã được chủ đầu tư giao cho nhà thầu thực hiện công việc giám sát thi công thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư theo hợp đồng tư vấn xây dựng).

Đồng thời chủ đầu tư chịu trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp cùng nhà thầu giám sát để xử lý, khắc phục hậu quả.

Về người trực tiếp thực hiện công việc giám sát tại thời điểm có tai nạn lao động, căn cứ vào hợp đồng lao động ký kết mà sẽ xác định nghĩa vụ với nhà thầu.

Thi công công trình

Thi công công trình (Hình từ Internet)

Tải trọn bộ các văn bản về trách nhiệm khi xảy ra tai nạn trong quá trình thi công công trình hiện hành: Tải về

Như thế nào mới được tính là sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình?

Căn cứ quy định tại Điều 48 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định, sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình bao gồm:

"Điều 48. Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
1. Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình bao gồm:
a) Sự cố sập đổ máy, thiết bị phục vụ công tác thi công xây dựng (sau đây gọi là sự cố về máy, thiết bị);
b) Sự cố tai nạn lao động xảy ra trong thi công xây dựng công trình.
2. Việc khai báo, điều tra, báo cáo và giải quyết sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình được quy định như sau:
a) Đối với sự cố quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, việc khai báo, điều tra, báo cáo và giải quyết sự cố được thực hiện theo quy định tại Điều 49, Điều 50 Nghị định này;
b) Đối với sự cố quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì việc khai báo, điều tra."

Như vậy sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình bao gồm:

- Sự cố sập đổ máy, thiết bị phục vụ công tác thi công xây dựng (sau đây gọi là sự cố về máy, thiết bị);

- Sự cố tai nạn lao động xảy ra trong thi công xây dựng công trình. Đối với sự cố này thì việc khai báo, điều tra, báo cáo và giải quyết sự cố thực hiện theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Người lao động có trách nhiệm gì trong việc đảm bảo an toàn lao động trên công trường?

Căn cứ quy định tại Điều 15 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 15. Trách nhiệm của người lao động trong việc đảm bảo an toàn lao động trên công trường
Người lao động của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng khi hoạt động trên công trường phải tuân thủ các quy định sau đây:
1. Thực hiện các trách nhiệm của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Báo cáo với người có thẩm quyền khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng.
3. Từ chối thực hiện các công việc được giao khi thấy không đảm bảo an toàn lao động hoặc không được cung cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định.
4. Chỉ nhận thực hiện những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động sau khi đã được huấn luyện và cấp thẻ an toàn, vệ sinh lao động.
5. Tham gia ứng cứu, khắc phục tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động.
6. Thực hiện các nội dung khác theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động."'

Theo đó người lao động của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng khi hoạt động trên công trường phải tuân thủ các quy định nêu trên để đảm bảo an toàn lao động trên công trường.

Thi công công trình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ai sẽ chịu trách nhiệm khi xảy ra tai nạn trong quá trình thi công công trình? Người lao động có trách nhiệm gì trong việc đảm bảo an toàn lao động trên công trường?
Pháp luật
Nhà thầu không dừng thi công công trình khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Nhà thầu thi công công trình không hoàn thành việc nạo vét đạt chuẩn tắc thiết kế tuyến luồng đúng thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền ký bản tiến độ thi công công trình? Chủ đầu tư có được thực hiện giám sát thi công công trình không?
Pháp luật
Quy định về biểu tiến độ thi công chi tiết? Chủ đầu tư và Nhà thầu có trách nhiệm giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi công công trình
11,492 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thi công công trình
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào