Ai quy định biên chế của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Y tế? Vụ Pháp chế thuộc Bộ Y tế hoạt động theo cơ chế nào?
Vụ Pháp chế thuộc Bộ Y tế có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác xây dựng pháp luật?
Theo khoản 1 Điều 2 Quyết định 1977/QĐ-BYT năm 2023 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Y tế như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Công tác xây dựng pháp luật
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị xây dựng kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hằng năm của Bộ Y tế trình Bộ trưởng phê duyệt và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện kế hoạch;
b) Chủ trì xây dựng danh mục văn bản quy phạm pháp luật đề nghị đưa vào chương trình công tác hằng năm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gửi Văn phòng Bộ tổng hợp; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện chương trình thuộc nội dung phụ trách;
c) Hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để Bộ trưởng đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia góp ý hoặc đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
d) Chủ trì thẩm định nội bộ hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình Bộ trưởng ký gửi Bộ Tư pháp thẩm định;
đ) Chủ trì thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Y tế soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng Bộ Y tế ký ban hành;
e) Chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực chuyên môn phụ trách và theo sự phân công của Bộ trưởng;
g) Tham gia góp ý đối với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật được gửi xin ý kiến.
...
Theo đó, trong công tác xây dựng pháp luật, Vụ Pháp chế thuộc Bộ Y tế có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị xây dựng kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hằng năm của Bộ Y tế trình Bộ trưởng phê duyệt và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện kế hoạch;
- Chủ trì xây dựng danh mục văn bản quy phạm pháp luật đề nghị đưa vào chương trình công tác hằng năm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gửi Văn phòng Bộ tổng hợp; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện chương trình thuộc nội dung phụ trách;
- Hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để Bộ trưởng đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia góp ý hoặc đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Chủ trì thẩm định nội bộ hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình Bộ trưởng ký gửi Bộ Tư pháp thẩm định;
- Chủ trì thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Y tế soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng Bộ Y tế ký ban hành;
- Chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực chuyên môn phụ trách và theo sự phân công của Bộ trưởng;
- Tham gia góp ý đối với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật được gửi xin ý kiến.
Vụ Pháp chế thuộc Bộ Y tế (Hình từ Internet)
Ai quy định biên chế của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Y tế?
Theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 1977/QĐ-BYT năm 2023 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Y tế như sau:
Cơ cấu tổ chức và hoạt động
...
2. Biên chế
Biên chế của Vụ Pháp chế được xác định theo quy định của pháp luật về vị trí việc làm và được điều chỉnh hằng năm theo nhu cầu vị trí việc làm do Bộ trưởng quyết định và theo đề xuất của Vụ trưởng Vụ Pháp chế.
...
Theo đó, biên chế của Vụ Pháp chế được xác định theo quy định của pháp luật về vị trí việc làm và được điều chỉnh hằng năm theo nhu cầu vị trí việc làm do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định và theo đề xuất của Vụ trưởng Vụ Pháp chế.
Vụ Pháp chế thuộc Bộ Y tế hoạt động theo chế độ nào?
Theo khoản 3 Điều 3 Quyết định 1977/QĐ-BYT năm 2023 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Y tế như sau:
Cơ cấu tổ chức và hoạt động
...
3. Cơ chế hoạt động
Vụ Pháp chế hoạt động theo chế độ chuyên viên. Các công chức trong Vụ Pháp chế chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Vụ Pháp chế về nhiệm vụ được phân công.
Theo đó, Vụ Pháp chế hoạt động theo chế độ chuyên viên. Các công chức trong Vụ Pháp chế chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Vụ Pháp chế về nhiệm vụ được phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghỉ việc điều trị tai nạn lao động 6 tháng thì bị chấm dứt hợp đồng lao động? Mẫu đơn xin thôi việc sau khi điều trị tai nạn lao động?
- Chưa có thẻ căn cước gắn chip thì thực hiện sinh trắc học như thế nào để sử dụng dịch vụ thanh toán?
- Người hành nghề điều dưỡng có văn bằng nào thì được kiểm tra đánh giá năng lực? Cơ quan nào thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực?
- Bình đẳng giới trong gia đình là gì? Vi phạm quyền bình đẳng giới trong gia đình có bị xử phạt không?
- Mẫu đơn xin điều chỉnh thiết kế xây dựng mới nhất? 02 trường hợp được điều chỉnh thiết kế xây dựng?