Ai lãnh đạo công tác Bộ Quốc Phòng? Chức vụ sĩ quan quân đội có cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng?
Lãnh đạo mọi mặt công tác của Bộ Quốc Phòng là ai?
Theo Điều 32 Luật Tổ chức Chinh phủ 2015 có quy định như sau:
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Và theo Điều 34 Luật Tổ chức Chinh phủ 2015 có quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ
1. Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ được Chính phủ giao.
2. Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ mà mình là người đứng đầu.
3. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức Thứ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
...
Theo đó, có thể kết luận, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là người đứng đầu bộ, lãnh đạo mọi mặt công tác của Bộ Quốc phòng.
Cấp tướng có mấy bậc? Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam là cấp tướng? (Hình từ Internet)
Cấp tướng có mấy bậc? Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam là cấp tướng đúng không?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan:
Hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan
Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc:
...
3. Cấp Tướng có bốn bậc:
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;
Đại tướng.
Theo đó, cấp tướng trong hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan có 4 bậc.
Căn cứ Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan:
Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan
1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau:
a) Đại tướng:
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
b) Thượng tướng, Đô đốc Hải quân:
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng, Đô đốc Hải quân không quá sáu;
Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: mỗi chức vụ có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng không quá ba;
Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng;
...
Theo quy định trên, hệ thống quân hàm sĩ quan được chia thành 3 cấp, 12 bậc. Cấp bậc cao nhất là Cấp tướng bao gồm: Đại tướng, thượng tướng, Trung tướng, Thiếu tướng.
Ngoài cấp bậc Đại tướng, còn có cấp bậc Đô đốc Hải quân. Cấp bậc này tương đương với Đại tướng và chỉ được phong cho sĩ quan cao cấp trong Hải quân.
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị là chức vụ trong sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam?
Theo quy định tại Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 về chức vụ cơ bản của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam gồm có:
(1) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
(2) Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
(3) Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;
(4) Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;
(5) Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;
(6) Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
(7) Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;
(8) Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
(9) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;
(10) Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;
(11) Trung đội trưởng.
Đồng thời, chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các điểm (3), (4), (5) do Chính phủ quy định; chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các điểm (7), (8), (9), (10), (11) do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Theo đó, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị là một trong các chức vụ trong sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?
- Cổ phần ưu đãi cổ tức của tổ chức tín dụng có được phép chuyển thành cổ phần phổ thông hay không?
- Mẫu quyết định thay đổi thư ký trước khi mở phiên Tòa hình sự là mẫu nào? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Mẫu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung dùng cho Hội đồng xét xử trong tố tụng hình sự? Tải mẫu và hướng dẫn viết?