Ai là người tổ chức và phát động phong trào thi đua trong Quân đội nhân dân Việt Nam? Có các hình thức tổ chức thi đua nào?
Ai là người tổ chức và phát động phong trào thi đua trong Quân đội nhân dân Việt Nam?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 151/2018/TT-BQP hướng dẫn thi đua khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành như sau:
Trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân trong triển khai tổ chức phong trào thi đua
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tổ chức phát động hưởng ứng các phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động; phát động, chỉ đạo, triển khai các phong trào thi đua có phạm vi toàn quân; xem xét, quyết định khen thưởng hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua.
2. Tổng cục Chính trị giúp Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá kết quả công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng trong Quân đội.
3. Cấp ủy, chính ủy, chính trị viên (bí thư cấp ủy), người chỉ huy cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng; phát hiện, lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua để khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.
4. Cơ quan chính trị các cấp có trách nhiệm tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá kết quả công tác thi đua, khen thưởng; tham mưu, đề xuất xét tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước, danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân trong đơn vị.
5. Hội đồng thi đua - khen thưởng, tổ thi đua - khen thưởng có trách nhiệm tham mưu, tư vấn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị về thi đua, khen thưởng trong đơn vị; xem xét tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để tham mưu, tư vấn cho cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy xem xét, quyết định khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.
6. Hội đồng quân nhân có trách nhiệm động viên mọi quân nhân, công nhân, công chức, viên chức quốc phòng, người lao động trong đơn vị tích cực, tự giác tham gia phong trào thi đua; phát hiện, đề xuất tặng thưởng các danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự Nhà nước, các hình thức khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua.
7. Các ngành chuyên môn nghiệp vụ, các tổ chức quần chúng phối hợp tuyên truyền, động viên cán bộ, chiến sĩ, công nhân, công chức, viên chức quốc phòng, người lao động, đoàn viên, hội viên tham gia phong trào thi đua. Trước khi triển khai tổ chức phong trào thi đua và xét khen thưởng theo sự chỉ đạo của các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương phải báo cáo Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
8. Ban chỉ đạo, cơ quan thường trực ban chỉ đạo phong trào thi đua theo chuyên đề, cơ quan thường trực tổng kết các nhiệm vụ, các mặt công tác chủ trì phối hợp với cơ quan chính trị cùng cấp nghiên cứu, tham mưu xây dựng các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo ngành, lĩnh vực đảm nhiệm.
9. Các cơ quan chức năng có trách nhiệm giúp chủ tịch hội đồng thi đua - khen thưởng cùng cấp tổng hợp, đánh giá, nhận xét kết quả công tác thi đua, khen thưởng thuộc lĩnh vực hoặc ngành mình phụ trách; cho ý kiến về việc tặng danh hiệu thi đua hoặc khen thưởng đối với tập thể, cá nhân theo phạm vi, chức năng, nhiệm vụ ngành mình phụ trách.
10. Các cơ quan thông tin, báo chí trong Quân đội có trách nhiệm thường xuyên, kịp thời tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị về thi đua, khen thưởng; phát hiện, cổ vũ, phổ biến, nêu gương, nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong phong trào thi đua; tham gia đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tổ chức phát động hưởng ứng các phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động; phát động, chỉ đạo, triển khai các phong trào thi đua có phạm vi toàn quân;
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định khen thưởng hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua.
- Tổng cục Chính trị giúp Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá kết quả công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng trong Quân đội.
- Bên cạnh đó, các cá nhân, tổ chức khác cũng có nhiệm vụ trong việc tổ chức, thực hiện phong trào thi đua theo quy định trên.
Phát động phong trào thi đua trong Quân đội nhân dân Việt Nam
(Hình từ Internet)
Có các hình thức tổ chức thi đua nào trong Quân đội nhân dân Việt Nam?
Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 151/2018/TT-BQP hướng dẫn thi đua khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành như sau:
Hình thức tổ chức thi đua
1. Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của tập thể, cá nhân để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, đơn vị. Đối tượng thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong cùng một cơ quan, đơn vị hoặc giữa các cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc tương đồng.
2. Thi đua theo đợt (chuyên đề) là hình thức thi đua được tổ chức nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất hoặc những nhiệm vụ khó khăn của cơ quan, đơn vị.
Như vậy, có các hình thức tổ chức thi đua sau đây trong Quân đội nhân dân Việt Nam:
- Thi đua thường xuyên: là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của tập thể, cá nhân để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, đơn vị.
Đối tượng thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong cùng một cơ quan, đơn vị hoặc giữa các cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc tương đồng.
- Thi đua theo đợt (chuyên đề): là hình thức thi đua được tổ chức nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất hoặc những nhiệm vụ khó khăn của cơ quan, đơn vị.
Yêu cầu khi tổ chức phong trào thi đua trong Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 151/2018/TT-BQP hướng dẫn thi đua khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành như sau:
Việc tổ chức phong trào thi đua trong Quân đội nhân dân Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Nội dung, chỉ tiêu, biện pháp thi đua phải có tính khả thi, phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và phải hướng vào thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị; chỉ tiêu đặt ra phải cao hơn mức bình thường để từng tập thể, cá nhân nỗ lực, tích cực phấn đấu hoàn thành.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, cổ vũ, động viên, phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác tham gia của cán bộ, chiến sĩ, công nhân, công chức, viên chức quốc phòng và người lao động.
- Cơ quan, đơn vị từ cấp sư đoàn hoặc tương đương trở xuống nếu cấp trên trực tiếp đã tổ chức lễ phát động thi đua, thì cơ quan, đơn vị cấp dưới chỉ quán triệt, cụ thể hóa, đăng ký thi đua và triển khai tổ chức thực hiện.
- Thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, sơ kết, rút kinh nghiệm; xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến, các mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả.
- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức phong trào thi đua; chống mọi biểu hiện hình thức, lãng phí trong tổ chức phong trào thi đua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?