Ai là người tiếp nhận, xử lý đơn đối với đơn ngoài lĩnh vực hoạt động tư pháp của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao?
Thế nào là đơn trong hoạt động tư pháp và đơn ngoài hoạt động tư pháp?
Ngày 13/9/2022, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quyết định 233/QĐ-VKSTC năm 2022 quy định về tiếp nhận, xử lý, quản lý đơn ngoài lĩnh vực hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trong đó, Điều 2 Quy định ban hành kèm Quyết định 233/QĐ-VKSTC năm 2022 giải thích các loại đơn như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Đơn trong hoạt động tư pháp được quy định là đơn trong các lĩnh vực tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thủ tục phá sản, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, tạm giữ, tạm giam, xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án và những việc khác mà pháp luật quy định là hoạt động tư pháp; đơn có nội dung xuất phát từ việc xử lý, giải quyết các đơn nêu trên.
2. Đơn về công tác tổ chức, cán bộ là đơn có nội dung về việc thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của ngành Kiểm sát nhân dân về công tác tổ chức, cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân.
3. Đơn về công tác thi đua, khen thưởng là đơn có nội dung về việc thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của ngành Kiểm sát nhân dân về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân.
4. Đơn về việc thực hiện nhiệm vụ là đơn có nội dung về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và ứng xử của công chức, viên chức, người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ, trừ đơn trong hoạt động tư pháp.
5. Đơn khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật là đơn đề nghị xem xét lại quyết định về việc kỷ luật công chức, viên chức, người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân khi cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
6. Đơn có nội dung khác là đơn không thuộc các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
7. Đơn có nhiều nội dung là đơn có chứa từ 02 nội dung trở lên được quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này.
8. Đơn ngoài lĩnh vực hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm đơn có các nội dung quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này được phân cấp thẩm quyền giải quyết theo Quy chế công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Ai là người tiếp nhận, xử lý đơn đối với đơn ngoài lĩnh vực hoạt động tư pháp của Viện trưởng Viện kiếm sát nhân dân tối cao? (Hình từ Internet)
Ai là người tiếp nhận, xử lý đơn ngoài lĩnh vực hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao?
Theo quy định tại Điều 4 Quy định ban hành kèm của Quyết định 233/QĐ-VKSTC năm 2022 chỉ định đơn vị đầu mối trong việc tiếp nhận, xử lý, quản lý đơn như sau:
Đơn vị đầu mối tiếp nhận, xử lý, quản lý đơn
1. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ tiếp nhận đơn do Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các đơn vị chuyển đến, thực hiện phân loại, xử lý đơn, theo dõi, tổng hợp, báo cáo theo yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về kết quả xử lý đơn, giải quyết đơn theo các quy định tại Quy chế này.
2. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao là đơn vị đầu mối của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc quản lý đơn ngoài lĩnh vực hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Như vậy, khi các đơn vị ngoài lĩnh vực hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các đơn vị chuyển đến sẽ do Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp nhận.
Theo đó, tiếp nhận đơn ngoài lĩnh vực hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định tại Điều 5 Quy định ban hành kèm Quyết định 233/QĐ-VKSTC năm 2022 như sau:
Tiếp nhận đơn
1. Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi tiếp nhận các bì thư gửi đích danh Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì chuyển đến Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao để phân loại, xử lý.
2. Vụ Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi tiếp nhận đơn có nội dung về công tác tổ chức, cán bộ; Vụ Thi đua – Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi tiếp nhận đơn có nội dung về công tác thi đua, khen thưởng thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì tham mưu xử lý, giải quyết; đồng thời chuyển bản sao đơn đến Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao để tổng hợp, quản lý.
3. Các đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân khi tiếp nhận đơn ngoài lĩnh vực hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhưng không có trách nhiệm tham mưu giải quyết thì chuyển đến Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao để xử lý.
4. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện việc bóc bì thư gửi đích danh Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; tiếp nhận đơn do các đơn vị chuyển đến theo khoản 1, 2 và 3 Điều này, đóng dấu “Văn bản đến”, vào sổ hoặc nhập dữ liệu điện tử các đơn đã tiếp nhận.
Đối với đơn ngoài lĩnh vực hoạt động tư pháp được Thanh tra Viện kiểm sát xử lý quy định tại Điều 6 Quy định ban hành kèm Quyết định 233/QĐ-VKSTC năm 2022 như sau:
Xử lý đơn
...
2. Đơn về công tác tổ chức, cán bộ được chuyển đến Vụ Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao để giải quyết.
3. Đơn về công tác thi đua, khen thưởng được chuyển đến Vụ Thi đua - Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để giải quyết.
4. Đơn về việc thực hiện nhiệm vụ, đơn khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham mưu giải quyết.
Như vậy, việc tiếp nhận và xử lý đơn ngoài lĩnh vực hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định như trên.
Nguyên tắc tiếp nhận, xử lý, quản lý đơn được quy định như thế nào?
Việc tiếp nhận, xử lý, quản lý đơn phải tuân theo những nguyên tắc được quy định cụ thể tại Điều 3 Quy định ban hành kèm Quyết 233/QĐ-VKSTC năm 2022 như sau:
- Bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời.
- Bảo đảm bí mật nhà nước, bí mật công tác của Viện kiểm sát nhân dân.
- Bảo đảm sự kiểm tra, đánh giá kết quả việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn.
- Bảo đảm sự phối hợp giữa Thanh tra và các đơn vị, cá nhân có liên quan trong quá trình tiếp nhận, xử lý, giải quyết và thông tin, báo cáo kết quả giải quyết đơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?