Ai là người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng? Người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng có trách nhiệm gì?
Ai là người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 2 Thông tư liên tịch 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng là:
- Trợ giúp viên pháp lý;
- Luật sư bao gồm luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm (sau đây viết tắt là luật sư ký hợp đồng với Trung tâm); luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý (sau đây viết tắt là luật sư của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý).
Trợ giúp pháp lý (Hình từ Internet)
Người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng có trách nhiệm gì?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC thì người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng có các trách nhiệm sau:
- Trợ giúp viên pháp lý, luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về tố tụng và pháp luật về trợ giúp pháp lý.
- Trong tố tụng hình sự, người thực hiện trợ giúp pháp lý không được bào chữa, không tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp sau đây:
+ Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cụ thể như sau:
Người bào chữa
...
4. Những người sau đây không được bào chữa:
a) Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;
b) Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
c) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
+ Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, cụ thể như sau:
Các trường hợp không được tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật này, trừ trường hợp đã chấp hành xong hình thức xử lý vi phạm và được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này;
b) Bị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ tư vấn viên pháp luật;
c) Các trường hợp không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về tố tụng.
2. Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã hoặc đang thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý là các bên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác đối với vụ việc tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng trong lĩnh vực dân sự;
b) Có căn cứ cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể không khách quan trong thực hiện trợ giúp pháp lý;
c) Có lý do cho thấy không thể thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý một cách hiệu quả, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
- Trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, người thực hiện trợ giúp pháp lý không tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
- Người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về tố tụng, đồng thời báo cáo tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý nếu phát hiện người tiến hành tố tụng có quyết định, hành vi tố tụng trái pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
Trình tự thay thế người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng như thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư liên tịch 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định về việc thay thế người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng như sau:
Thay thế người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng
1. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được văn bản từ chối việc đăng ký bào chữa hoặc không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản từ chối việc đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cử người thực hiện trợ giúp pháp lý thay thế.
2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo hủy bỏ việc đăng ký bào chữa của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử người thực hiện trợ giúp pháp lý thay thế.
3. Trường hợp không đồng ý với việc từ chối, hủy bỏ của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý bị từ chối, hủy bỏ có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về tố tụng nhưng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý vẫn có trách nhiệm cử người thực hiện trợ giúp pháp lý thay thế để bảo đảm quyền lợi cho người được trợ giúp pháp lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự được pháp luật quy định thế nào?
- Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trạng nhà đất mới nhất? Tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà đất được thực hiện như thế nào?
- Các concept tổ chức Year End Party độc đáo và ấn tượng? Lưu ý để tổ chức Year End Party thành công? Thời gian nghỉ tết có được hưởng lương?
- Mẫu kế hoạch kiểm tra tài chính tài sản công đoàn mới nhất? Tải về mẫu kế hoạch kiểm tra ở đâu?
- Bộ số lịch 2025 đầy đủ, chi tiết? Download bộ số lịch 2025 ở đâu? Tết Ất Tỵ 2025 ngày bao nhiêu?