Ai là người phải chịu án phí sơ thẩm trong vụ án dân sự? Có những loại án phí nào trong vụ án dân sự?
Có những loại án phí nào trong vụ án dân sự?
Tại Điều 24 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về các loại án phí trong vụ án dân sự như sau:
(1) Các loại án phí trong vụ án dân sự bao gồm:
- Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch;
- Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch;
- Án phí dân sự phúc thẩm.
(2) Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể.
(3) Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.
Người phải chịu án phí sơ thẩm trong vụ án dân sự
Tải trọn bộ các văn bản về người phải chịu án phí sơ thẩm hiện hành: Tải về
Ai là người phải chịu án phí sơ thẩm trong vụ án dân sự?
Căn cứ theo Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm cụ thể như sau:
- Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.
- Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.
- Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận.
- Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận.
- Bị đơn có yêu cầu phản tố phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu phản tố không được Tòa án chấp nhận. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận. Người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập được Tòa án chấp nhận.
- Các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức án phí, kể cả đối với các vụ án không có giá ngạch.
- Trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm thì các đương sự vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp xét xử vụ án đó. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 3 Điều 320 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì các đương sự phải chịu 50% án phí giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn.
- Trong vụ án có người không phải chịu án phí hoặc được miễn nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm thì những người khác vẫn phải chịu tiền án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều này.
- Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều này.
- Nguyên đơn trong vụ án dân sự do cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của người khác không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.
Như vậy, tùy từng trường hợp mà việc xác định người phải nộp án phí dân sự sơ thẩm cũng sẽ khác nhau, cụ thể việc xác định người chịu án phí sơ thẩm sẽ được thực hiện theo như quy định nêu trên.
Ngoài ra, bạn cũng có thể xem thêm nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong một số loại việc cụ thể tại Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.
Tiền án phí thu được sẽ xử lý như thế nào?
Theo Điều 144 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc xử lý tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí thu được như sau:
- Toàn bộ án phí, lệ phí thu được phải nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước.
- Tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí được nộp cho cơ quan thi hành án có thẩm quyền để gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại kho bạc nhà nước và được rút ra để thi hành án theo quyết định của Tòa án.
- Người đã nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí phải chịu án phí, lệ phí thì ngay sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, số tiền tạm ứng đã thu được phải được nộp vào ngân sách nhà nước. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền đã nộp theo bản án, quyết định của Tòa án thì cơ quan thi hành án đã thu tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí phải làm thủ tục trả lại tiền cho họ.
- Trường hợp việc giải quyết vụ việc dân sự bị tạm đình chỉ thì tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí đã nộp được xử lý khi vụ việc được tiếp tục giải quyết.
Trên đây là những quy định pháp luật mới nhất liên quan đến các loại án phí dân sự, nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm. Bạn có thể tham khảo và đối chiếu với trường hợp cụ thể của mình để thực hiện và đảm bảo quyền lợi của mình khi tiến hành khởi kiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?