Ai là người khởi kiện thay cho người mất năng lực hành vi dân sự khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm?
- Ai có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự?
- Khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm ai là người khởi kiện thay cho người mất năng lực hành vi dân sự?
- Phiên tòa sơ thẩm có đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự phải có sự tham gia của Viện kiểm sát đúng không?
Ai có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự?
Theo khoản 1 Điều 376 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Quyền yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
1. Người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Người thành niên không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi do tình trạng thể chất, tinh thần nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố họ là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự.
Như vậy, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự.
Khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm ai là người khởi kiện thay cho người mất năng lực hành vi dân sự? (hình từ internet)
Khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm ai là người khởi kiện thay cho người mất năng lực hành vi dân sự?
Theo căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về hình thức đơn khởi kiện như sau:
Hình thức, nội dung đơn khởi kiện
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.
2. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:
a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
b) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
c) Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
3. Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
...
Như vậy, khi người mất năng lực hành vi dân sự có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án thay cho người bị mất năng lực hành vi dân sự.
Tuy nhiên, tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.
Phiên tòa sơ thẩm có đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự phải có sự tham gia của Viện kiểm sát đúng không?
Theo căn cứ tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự như sau:
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự
1. Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.
2. Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này.
3. Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
4. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.
Như vậy, phiên tòa sơ thẩm có đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự thì có sự tham gia của Viện kiểm sát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhận bảo hiểm xã hội một lần ở BHXH tỉnh hay ở huyện? Người lao động được chi trả bảo hiểm xã hội một lần sau bao lâu kể từ khi nộp đủ hồ sơ?
- Mẫu Quy chế tiền thưởng 6 tháng cuối năm theo Nghị định 73? Tải về Mẫu Quy chế tiền thưởng 6 tháng cuối năm theo Nghị định 73?
- Cụm công nghiệp làng nghề là cụm công nghiệp có tối thiểu bao nhiêu % diện tích đất công nghiệp dành cho việc di dời?
- Thông tư 29/2024 về định mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa từ 1/4/2025 ra sao?
- Chính thức từ 01/7/2025 số định danh cá nhân thay thế mã số thuế cá nhân? Số định danh cá nhân là gì?