Ai là người chủ trì kỳ họp Quốc hội? Nghi lễ trước khi khai mạc kỳ họp Quốc hội là gì? Đại biểu Quốc hội vắng mặt tại kỳ họp Quốc hội thì phải thông báo cho ai?
Ai là người chủ trì kỳ họp Quốc hội?
Người chủ trì kỳ họp Quốc hội được căn cứ theo Điều 2 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (Có hiệu lực từ 15/03/2023) như sau:
Chủ trì kỳ họp Quốc hội
Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì kỳ họp Quốc hội theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, bảo đảm để kỳ họp Quốc hội được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật, đạt hiệu quả thiết thực theo chương trình đã được Quốc hội thông qua, bảo đảm để Quốc hội thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Dẫn chiếu đến Điều 47 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 quy định như sau:
Ủy ban thường vụ Quốc hội chuẩn bị, triệu tập, chủ trì kỳ họp Quốc hội và các hội nghị khác
1. Dự kiến chương trình kỳ họp; quyết định triệu tập kỳ họp Quốc hội.
2. Chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan hữu quan trong việc chuẩn bị nội dung kỳ họp; xem xét, cho ý kiến về việc chuẩn bị các dự án luật, dự thảo nghị quyết, các báo cáo và các dự án khác trình Quốc hội; xem xét báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tại Đoàn đại biểu Quốc hội; dự kiến các vấn đề đưa ra thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội.
3. Tổ chức và bảo đảm việc thực hiện chương trình kỳ họp Quốc hội, đề nghị Quốc hội điều chỉnh chương trình khi cần thiết.
4. Tổ chức để Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo luật, dự thảo nghị quyết và những nội dung khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
5. Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trình Quốc hội báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước; đề xuất các vấn đề trình Quốc hội thảo luận, ra nghị quyết về việc giải quyết kiến nghị của cử tri.
6. Quyết định các vấn đề khác liên quan đến kỳ họp Quốc hội.
7. Căn cứ vào yêu cầu, tình hình thực tiễn, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách trước mỗi kỳ họp Quốc hội để thảo luận, cho ý kiến về các dự án, đề án, báo cáo trước khi trình Quốc hội.
Như vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì kỳ họp Quốc hội theo quy định tại Điều 47 Luật Tổ chức Quốc hội 2014, bảo đảm để kỳ họp Quốc hội được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật, đạt hiệu quả thiết thực theo chương trình đã được Quốc hội thông qua, bảo đảm để Quốc hội thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Trước đây, căn cứ vào Điều 4 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 (Hết hiệu lực từ 15/03/2023) như sau:
Chủ trì kỳ họp Quốc hội
Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ trì kỳ họp Quốc hội theo quy định tại Điều 47 của Luật tổ chức Quốc hội, bảo đảm để kỳ họp được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật, đạt hiệu quả thiết thực theo chương trình đã được Quốc hội thông qua, bảo đảm để Quốc hội thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Dẫn chiếu đến Điều 47 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 quy định như sau:
Ủy ban thường vụ Quốc hội chuẩn bị, triệu tập, chủ trì kỳ họp Quốc hội và các hội nghị khác
1. Dự kiến chương trình kỳ họp; quyết định triệu tập kỳ họp Quốc hội.
2. Chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan hữu quan trong việc chuẩn bị nội dung kỳ họp; xem xét, cho ý kiến về việc chuẩn bị các dự án luật, dự thảo nghị quyết, các báo cáo và các dự án khác trình Quốc hội; xem xét báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tại Đoàn đại biểu Quốc hội; dự kiến các vấn đề đưa ra thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội.
3. Tổ chức và bảo đảm việc thực hiện chương trình kỳ họp Quốc hội, đề nghị Quốc hội điều chỉnh chương trình khi cần thiết.
4. Tổ chức để Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo luật, dự thảo nghị quyết và những nội dung khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
5. Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trình Quốc hội báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước; đề xuất các vấn đề trình Quốc hội thảo luận, ra nghị quyết về việc giải quyết kiến nghị của cử tri.
6. Quyết định các vấn đề khác liên quan đến kỳ họp Quốc hội.
7. Căn cứ vào yêu cầu, tình hình thực tiễn, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách trước mỗi kỳ họp Quốc hội để thảo luận, cho ý kiến về các dự án, đề án, báo cáo trước khi trình Quốc hội.
Như vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ trì kỳ họp Quốc hội theo quy định tại Điều 47 Luật Tổ chức Quốc hội 2014, bảo đảm để kỳ họp được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật, đạt hiệu quả thiết thực theo chương trình đã được Quốc hội thông qua, bảo đảm để Quốc hội thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Ai là người chủ trì kỳ họp Quốc hội? (Hình từ Internet)
Nghi lễ trước khi khai mạc kỳ họp Quốc hội là gì?
Nghi lễ trước khi khai mạc kỳ họp Quốc hội được căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (Có hiệu lực từ 15/03/2023) như sau:
Khai mạc, bế mạc kỳ họp Quốc hội
...
3. Tại phiên khai mạc, phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự phiên họp.
Khi bắt đầu phiên khai mạc và kết thúc phiên bế mạc, Quốc hội làm lễ chào cờ. Tại lễ chào cờ, quân nhạc cử Quốc thiều, đại biểu Quốc hội và những người tham dự hát Quốc ca.
Theo đó, khi bắt đầu phiên khai mạc và kết thúc phiên bế mạc, Quốc hội làm lễ chào cờ. Tại lễ chào cờ, quân nhạc cử Quốc thiều, đại biểu Quốc hội và những người tham dự hát Quốc ca.
Trước đây, căn cứ vào khoản 3 Điều 3 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 (Hết hiệu lực từ 15/03/2023) như sau:
Khai mạc, bế mạc kỳ họp Quốc hội
...
3. Trước khi Chủ tịch Quốc hội khai mạc và sau khi Chủ tịch Quốc hội bế mạc kỳ họp, Quốc hội làm lễ chào cờ. Tại lễ chào cờ, quân nhạc cử Quốc thiều, đại biểu Quốc hội và những người tham dự hát Quốc ca.
Như vậy, trước khi Chủ tịch Quốc hội khai mạc và sau khi Chủ tịch Quốc hội bế mạc kỳ họp, Quốc hội làm lễ chào cờ. Tại lễ chào cờ, quân nhạc cử Quốc thiều, đại biểu Quốc hội và những người tham dự hát Quốc ca.
Đại biểu Quốc hội vắng mặt tại kỳ họp Quốc hội thì phải thông báo cho ai?
Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội được căn cứ theo Điều 3 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (Có hiệu lực từ 15/03/2023) như sau:
Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội
...
2. Trường hợp không thể tham dự kỳ họp Quốc hội,phiên họp theo chương trình kỳ họp đã được Quốc hội thông qua, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm sau đây:
a) Báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội nếu vắng mặt từ 02 ngày làm việc trở xuống trong cả kỳ họp Quốc hội;
b) Báo cáo bằng văn bản, có nêu rõ lý do đến Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội quyết định nếu không thể tham dự kỳ họp Quốc hội hoặc vắng mặt tổng số trên 02 ngày làm việc trong cả kỳ họp Quốc hội.
Trường hợp vắng mặt vì lý do sức khỏe hoặc lý do bất khả kháng thì đại biểu Quốc hội báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội;
c) Trường hợp vắng mặt để thực hiện nhiệm vụ của kỳ họp Quốc hội theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội thì đại biểu Quốc hội báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, đồng thời thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội.
Danh sách đại biểu Quốc hội không thể dự kỳ họp Quốc hội, vắng mặt tại phiên họp theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này được ghi vào biên bản phiên họp, biên bản kỳ họp Quốc hội.
...
Như vậy, trường hợp không thể tham dự kỳ họp Quốc hội,phiên họp theo chương trình kỳ họp đã được Quốc hội thông qua, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội.
Trước đây, căn cứ vào Điều 5 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 (Hết hiệu lực từ 15/03/2023) như sau:
Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội
1. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Quốc hội, thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
Trường hợp không thể tham dự phiên họp, đại biểu Quốc hội báo cáo Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo cho Tổng thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội. Trường hợp đại biểu Quốc hội không thể dự kỳ họp Quốc hội hoặc vắng mặt từ 03 ngày làm việc liên tục trở lên tại mỗi kỳ họp thì gửi văn bản và nêu rõ lý do đến Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, đồng thời gửi văn bản đến Tổng thư ký Quốc hội để báo cáo Chủ tịch Quốc hội quyết định. Danh sách đại biểu Quốc hội không thể dự kỳ họp Quốc hội được ghi vào Biên bản kỳ họp Quốc hội; danh sách đại biểu Quốc hội vắng mặt phiên họp được ghi vào Biên bản phiên họp.
2. Đại biểu Quốc hội trả lời phỏng vấn và cung cấp thông tin về kỳ họp Quốc hội phải bảo đảm chính xác, khách quan; không tiết lộ thông tin, tài liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước, nội dung các phiên họp kín của Quốc hội.
3. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm sử dụng, bảo quản tài liệu của kỳ họp Quốc hội theo quy định của pháp luật; trả lại tài liệu cần thu hồi khi được yêu cầu; sử dụng, bảo quản huy hiệu đại biểu Quốc hội, thẻ đại biểu Quốc hội theo đúng quy định.
Như vậy, trường hợp đại biểu Quốc hội không thể tham dự phiên họp, đại biểu Quốc hội báo cáo Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo cho Tổng thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội.
- Trường hợp đại biểu Quốc hội không thể dự kỳ họp Quốc hội hoặc vắng mặt từ 03 ngày làm việc liên tục trở lên tại mỗi kỳ họp thì gửi văn bản và nêu rõ lý do đến Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, đồng thời gửi văn bản đến Tổng thư ký Quốc hội để báo cáo Chủ tịch Quốc hội quyết định.
- Danh sách đại biểu Quốc hội không thể dự kỳ họp Quốc hội được ghi vào Biên bản kỳ họp Quốc hội; danh sách đại biểu Quốc hội vắng mặt phiên họp được ghi vào Biên bản phiên họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?