Ai là người chỉ đạo hoạt động phòng thủ dân sự? Các biện pháp phòng thủ dân sự hiện nay gồm những biện pháp nào?
Ai là người chỉ đạo hoạt động phòng thủ dân sự?
Tại Điều 27 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định về việc chỉ đạo hoạt động phòng thủ dân sự, cụ thể như sau:
Chỉ đạo hoạt động phòng thủ dân sự
1. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực được phân công.
a) Chỉ đạo Bộ Tư lệnh các Quân khu, Quân chủng và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Quân đoàn, Binh chủng; Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng tham mưu cho Bộ Quốc phòng về các nhiệm vụ phòng thủ dân sự đáp ứng các tình huống quốc phòng;
b) Bộ Tư lệnh các Quân khu chỉ đạo cơ quan quân sự cấp tỉnh chủ trì tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc thực hiện các nhiệm vụ phòng thủ dân sự đáp ứng các tình huống quốc phòng.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo, điều hành về phòng thủ dân sự đối với các cơ quan, đơn vị thuộc quyền và hướng dẫn triển khai thực hiện phòng thủ dân sự trên lĩnh vực ngành trong phạm vi cả nước.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo, tổ chức thực hiện về phòng thủ dân sự ở địa phương theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực được phân công.
Chỉ đạo hoạt động phòng thủ dân sự (Hình từ Internet)
Quy định về chỉ huy hoạt động phòng thủ dân sự như thế nào?
Về vấn đề chỉ hủy hoạt động phòng thủ dân sự, được nêu rõ tại Điều 28 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Chỉ huy hoạt động phòng thủ dân sự
1. Khi thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự tại các địa phương, chỉ huy các cơ quan, đơn vị Quân đội trực tiếp chỉ huy lực lượng thuộc quyền dưới sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Quân khu và hiệp đồng của cơ quan quân sự địa phương các cấp.
2. Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, trực tiếp chỉ huy lực lượng thuộc quyền dưới sự điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức trực tiếp chỉ huy lực lượng tự vệ dưới sự điều hành của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Điều động, chỉ huy Dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ.
3. Việc tổ chức chỉ huy các lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự của bộ, ngành trung ương do người đứng đầu bộ, ngành trung ương quy định.
Phương tiện, tài sản được huy động để thực hiện phòng thủ dân sự được xử lý thế nào?
Theo Điều 29 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định về Huy động lực lượng, phương tiện tham gia hoạt động phòng thủ dân sự như sau:
Huy động lực lượng, phương tiện tham gia hoạt động phòng thủ dân sự
1. Bộ Quốc phòng quyết định huy động lực lượng Quân đội và Dân quân tự vệ, vật tư, trang bị, phương tiện thuộc quyền quản lý và quyết định nhân lực, vật tư, phương tiện theo quy định của Luật Quốc phòng và Luật Dân quân tự vệ để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh.
2. Người đứng đầu bộ, ngành trung ương, quyết định huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang bị thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự trong phạm vi quyền hạn và lĩnh vực được phân công.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định huy động lực lượng của các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân, các loại vật tư, trang bị, phương tiện của địa phương theo thẩm quyền. Tổ chức hiệp đồng các lực lượng thuộc quyền và các lực lượng đến chi viện thống nhất kế hoạch sử dụng lực lượng, chuẩn bị vật tư, trang bị, phương tiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự trên địa bàn địa phương quản lý.
4. Phương tiện, tài sản được huy động để thực hiện phòng thủ dân sự phải được hoàn trả ngay sau khi kết thúc ứng phó, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thảm họa, chiến tranh; trường hợp bị mất, hư hỏng thì được bồi thường theo quy định của Luật trưng mua, trưng dụng tài sản.
Theo đó, về phương tiện, tài sản được huy động để thực hiện phòng thủ dân sự phải được hoàn trả ngay sau khi kết thúc ứng phó, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thảm họa, chiến tranh.
Trường hợp bị mất, hư hỏng thì được bồi thường theo quy định của Luật trưng mua, trưng dụng tài sản.
Các biện pháp phòng thủ dân sự hiện nay gồm những biện pháp nào?
Cụ thể tại Mục 3 Chương III Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định về những biện pháp phòng thủ dân sự như sau:
- Biện pháp giảm nhẹ hậu quả chiến tranh
- Biện pháp giảm nhẹ hậu quả thảm họa
- Biện pháp khi có thảm họa
- Biện pháp bảo vệ nhân dân trong và sau khi xảy ra thảm họa và chiến tranh
- Biện pháp bảo vệ cơ quan, tổ chức, nền kinh tế quốc dân trong và sau khi xảy ra thảm họa và chiến tranh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?