Ai là chủ sở hữu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam? Chủ sở hữu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có những quyền hạn gì?
Ai là chủ sở hữu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam?
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo Điều 6 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Chủ sở hữu
Nhà nước là chủ sở hữu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Chính phủ thống nhất quản lý và thực hiện chức năng của chủ sở hữu đối với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
Như vậy, Nhà nước là chủ sở hữu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Chính phủ thống nhất quản lý và thực hiện chức năng của chủ sở hữu đối với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
Chủ sở hữu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có những quyền hạn gì?
Theo Điều 21 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP quy định quyền hạn của chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bao gồm:
- Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; góp vốn vào doanh nghiệp khác.
- Phê duyệt Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
- Quyết định đầu tư vốn điều lệ; điều chỉnh, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn Điều lệ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam;
- Chấp thuận đề xuất của Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đối với việc quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Tổng giám đốc Tập đoàn.
- Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
- Phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay.
- Quy định chế độ tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; phê duyệt báo cáo tài chính hằng năm của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
- Quy định chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng; quyết định mức lương đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
- Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; quy định cơ chế giao nhiệm vụ và tham gia thực hiện việc cung cấp và bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu của nền kinh tế.
- Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật; đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh; quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Đánh giá Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
- Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh nào?
Theo khoản 2 Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Mục tiêu hoạt động và ngành, nghề kinh doanh
...
2. Ngành, nghề kinh doanh:
a) Ngành, nghề kinh doanh chính:
Sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất phân bón và hóa chất; công nghiệp chế biến cao su; sản xuất và kinh doanh hóa chất cơ bản, hóa chất tiêu dùng, hóa dược, hóa dầu.
b) Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính:
Tư vấn thiết kế công nghiệp hóa chất; xuất, nhập khẩu vật tư, thiết bị hóa chất; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành hóa chất.
c) Các ngành nghề kinh doanh do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đang đầu tư vốn kinh doanh không thuộc điểm a, b khoản 2 Điều này, Tập đoàn thực hiện việc nắm giữ vốn và thoái vốn theo nội dung và lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
d) Tùy từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có thể bổ sung các ngành, nghề khác mà pháp luật không cấm sau khi được chủ sở hữu nhà nước chấp thuận.
Căn cứ trên quy định Tập đoàn Hóa chất Việt Nam hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh sau đây:
(1) Ngành nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật;
- Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất phân bón và hóa chất;
- Công nghiệp chế biến cao su;
- Sản xuất và kinh doanh hóa chất cơ bản, hóa chất tiêu dùng, hóa dược, hóa dầu.
(2) Ngành nghề có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính:
- Tư vấn thiết kế công nghiệp hóa chất;
- Xuất, nhập khẩu vật tư, thiết bị hóa chất;
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành hóa chất.
(3) Các ngành nghề kinh doanh do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đang đầu tư vốn kinh doanh không thuộc điểm a, b khoản 2 Điều này, Tập đoàn thực hiện việc nắm giữ vốn và thoái vốn theo nội dung và lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
(4) Tùy từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có thể bổ sung các ngành, nghề khác mà pháp luật không cấm sau khi được chủ sở hữu nhà nước chấp thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?