Ai được quyền kêu gọi đóng góp, ủng hộ đồng bào Miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ? Tổng hợp các cách thức ủng hộ?
Ai được quyền kêu gọi đóng góp, ủng hộ đồng bào Miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ?
>> Xem thêm: Mẫu thông báo vận động, tiếp nhận ủng hộ đồng bào Miền Bắc?
>> Xem thêm: File sao kê Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ qua tài khoản Vietcombank
>> Xem thêm: Tải file PDF Mặt trận Tổ quốc sao kê qua TK Vietinbank
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 93/2021/NĐ-CP thì các tổ chức, cá nhân sau đây có thể kêu gọi đóng góp, ủng hộ đồng bào Miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ:
(1) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi, vận động; Ban Vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện (là tổ chức do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thành lập) tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố;
(2) Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố;
(3) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố.
Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền theo quy định của pháp luật;
(4) Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai vận động, tiếp nhận đóng góp tự nguyện từ quốc tế trong các tình huống khẩn cấp về thiên tai;
(5) Các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở y tế vận động, tiếp nhận và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
(6) Các quỹ từ thiện quy định tại Nghị định 93/2019/NĐ-CP vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
(7) Các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tư cách pháp nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
(8) Cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Tổng hợp các cách thức ủng hộ đồng bào Miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ? (Hình từ Internet)
Tổng hợp các cách thức ủng hộ đồng bào Miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ?
Theo Hướng dẫn 38/HD-MTTW-BTT năm 2020 và thông tin Số tài khoản Mặt trận Tổ quốc Việt nam ủng hộ bão Yagi (bão số 3) thì các cá nhân, tổ chức có thể ủng hộ đồng bào Miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ bằng một trong những hình thức sau đây:
(1) Ủng hộ bằng hình thức chuyển khoản qua Kho bạc Nhà nước:
- Tài khoản tại Kho bạc nhà nước
+ Tên tài khoản: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
+ Số tài khoản: 3713.0.1058784.00000
+ Mã đơn vị QHNS: 1058784
+ Tại Sở giao dịch Kho bạc Nhà nước
(2) Ủng hộ bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng:
- Tài khoản tiền Việt Nam:
+ Tên tài khoản: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Cứu trợ Trung ương
+ Số tài khoản: 001.1.00.193241.8
+ Tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
- Tài khoản ngoại tệ:
+ Tên tài khoản: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Cứu trợ Trung ương
+ Số tài khoản: 001.1.37.193253.8
+ Tại sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
(3) Ủng hộ tiền mặt
Đơn vị tiếp nhận: Phòng Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phòng 109 và 111 nhà B, số 46 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
(4) Ủng hộ bằng hiện vật
Trường hợp các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân ủng hộ bằng hàng (chưa sử dụng) thì phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Hội Chữ thập đỏ các cấp để phân bổ và chuyển trực tiếp các địa phương bị thiệt hại do lũ lụt.
TẢI VỀ Mẫu biên bản xác nhận khoản tài trợ khắc phục hậu quả thiên tai bão lũ
Tổ chức kêu gọi đóng góp, ủng hộ đồng bào Miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ phải công khai những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Nghị định 93/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Công khai đóng góp tự nguyện
1. Các tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện có trách nhiệm công khai đầy đủ, kịp thời, chính xác các hoạt động có liên quan đến việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.
2. Nội dung công khai:
a) Văn bản về việc tổ chức kêu gọi, vận động đóng góp tự nguyện;
b) Kết quả vận động (tổng số tiền, hiện vật tiếp nhận), phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân;
c) Đối tượng, chính sách và mức hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố;
d) Các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận đóng góp tự nguyện công khai thời gian, địa điểm, cách thức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện.
...
Đối chiếu với quy định trên thì khi tổ chức kêu gọi đóng góp, ủng hộ đồng bào Miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ phải có trách nhiệm công khai đầy đủ, kịp thời, chính xác các hoạt động có liên quan đến việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện, bao gồm:
- Văn bản về việc tổ chức kêu gọi, vận động đóng góp tự nguyện;
- Kết quả vận động (tổng số tiền, hiện vật tiếp nhận), phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân;
- Đối tượng, chính sách và mức hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố;
- Các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận đóng góp tự nguyện công khai thời gian, địa điểm, cách thức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao công việc khi nghỉ thai sản mới nhất? Cách tính tiền trợ cấp của lao động nữ đi làm sớm sau thai sản như thế nào?
- Công dân có được giám sát các dự án đầu tư thông qua Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hay không?
- Thiết kế xây dựng gồm những gì? Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo mấy bước theo quy định?
- Mẫu biên bản nghiệm thu quyết toán công trình xây dựng mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản nghiệm thu?
- Cơ quan nhà nước có thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử đối với hoạt động công tác quản trị nội bộ không?