Ai cũng có quyền tố cáo trong thi hành tạm giữ, tạm giam có đúng không? Người tố cáo trong thi hành tạm giữ, tạm giam có phải nêu rõ thông tin cá nhân của mình khi tố cáo không?

Ai cũng có quyền tố cáo trong thi hành tạm giữ, tạm giam có đúng không? Người tố cáo trong thi hành tạm giữ, tạm giam có phải nêu rõ thông tin cá nhân của mình khi tố cáo không? Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong thi hành tạm giữ, tạm giam mà không giải quyết thì bị xử lý như thế nào? - Câu hỏi của anh Thế Duy đến từ Ninh Bình

Ai cũng có quyền tố cáo trong thi hành tạm giữ, tạm giam có đúng không?

Căn cứ vào Điều 56 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam như sau:

Tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam và mọi người có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền nào trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam phải chuyển tố cáo cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo.

Như vậy, người bị tạm giữ, người bị tạm giam và mọi người có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền nào trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Ai cũng có quyền tố cáo trong thi hành tạm giữ, tạm giam có đúng không?

Ai cũng có quyền tố cáo trong thi hành tạm giữ, tạm giam có đúng không?

Người tố cáo trong thi hành tạm giữ, tạm giam có phải nêu rõ thông tin cá nhân của mình khi tố cáo không?

Căn cứ vào Điều 57 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền;
b) Yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của mình;
c) Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
d) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù.
2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;
b) Nêu rõ họ tên, địa chỉ của mình;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.

Như vậy, người tố cáo trong thi hành tạm giữ, tạm giam phải nêu rõ họ tên, địa chỉ của mình khi tố cáo và được yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của mình.

Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong thi hành tạm giữ, tạm giam mà không giải quyết thì bị xử lý như thế nào?

Căn cứ vào Điều 61 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo như sau:

Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo
1. Cơ quan, người có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết hoặc giải quyết trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết hoặc giải quyết trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Người bị tố cáo trong thi hành tạm giữ, tạm giam có quyền và nghĩa vụ gì?

Căn cứ vào Điều 58 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam như sau:

- Người bị tố cáo có các quyền sau đây:

+ Được thông báo về nội dung tố cáo;

+ Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;

+ Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được khôi phục danh dự, nhân phẩm, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra;

+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.

- Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

+ Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu;

+ Chấp hành quyết định giải quyết tố cáo của cơ quan, người có thẩm quyền;

+ Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
598 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào