Ai có trách nhiệm xây dựng báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng trong phạm vi cả nước? Có phải thực hiện công khai báo cáo công tác phòng chống tham nhũng không?
Ai có trách nhiệm xây dựng báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng trong phạm vi cả nước?
Căn cứ vào Điều 16 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về báo cáo công tác phòng chống tham nhũng như sau:
Báo cáo, công khai báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng
1. Hằng năm, Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương.
2. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Chính phủ trong việc xây dựng báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
3. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc xây dựng báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương.
4. Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng bao gồm các nội dung sau đây:
a) Đánh giá tình hình tham nhũng;
b) Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng và các nội dung khác trong công tác quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng;
c) Đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng và phương hướng, giải pháp, kiến nghị.
5. Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước hoặc phương tiện thông tin đại chúng.
Như vậy, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Chính phủ trong việc xây dựng báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
- Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng bao gồm các nội dung sau đây:
+ Đánh giá tình hình tham nhũng;
+ Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng và các nội dung khác trong công tác quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng;
+ Đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng và phương hướng, giải pháp, kiến nghị.
Ai có trách nhiệm xây dựng báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng trong phạm vi cả nước?
Có phải thực hiện công khai báo cáo công tác phòng chống tham nhũng không?
Theo khoản 5 Điều 16 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 thì báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước hoặc phương tiện thông tin đại chúng.
Bên cạnh đó, Điều 75 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về công khai báo cáo hằng năm về công tác phòng chống tham nhũng như sau:
- Báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công khai trên cổng thông tin điện tử chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng 3 hằng năm.
- Báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ công khai trên Cổng thông tin điện tử chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng 3 hằng năm.
- Báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng của Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ công khai trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng 4 hằng năm.
Cơ quan nào giúp Chính phủ tổng hợp các báo cáo phòng chống tham nhũng?
Căn cứ vào Điều 70 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Báo cáo của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo với Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng tại bộ, ngành, địa phương mình và gửi cho Thanh tra Chính phủ để xây dựng báo cáo hằng năm về phòng, chống tham nhũng.
2. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm giúp Chính phủ quy định về chế độ thông tin, báo cáo; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và xây dựng báo cáo hằng năm về phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
Như vậy, Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm giúp Chính phủ quy định về chế độ thông tin, báo cáo; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và xây dựng báo cáo hằng năm về phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
Đồng thời, Thanh tra Chính phủ cũng là người nhận báo cáo phòng chống tham nhũng của bộ, ngành, địa phương để xây dựng báo cáo hằng năm về phòng, chống tham nhũng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luồng hàng hải bao gồm những gì? Cơ quan nào có thẩm quyền công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng?
- Biển hiệu của cơ sở khám chữa bệnh phải đảm bảo có những nội dung gì? Điều kiện cấp giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh?
- Mẫu Biên bản hoàn trả mặt bằng thi công xây dựng công trình? Hoàn trả mặt bằng là bước cuối cùng trong quản lý thi công xây dựng công trình?
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa là gì? Nguyên nhân sâu xa của cách mạng xã hội chủ nghĩa là do đâu? 3 bộ phận cấu thành Chủ nghĩa Mác Lênin?
- Không sử dụng đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản trong thời hạn 12 tháng liên tục có bị phạt không?